Giới thiệu ngành Quản trị văn phòng

- Ngành đào tạo: Quản trị văn phòng

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Mã ngành đào tạo: 7340406

- Loại hình đào tạo: Chính quy

- Thời gian đào tạo: 3,5 - 4 năm

- Khối lượng kiến thức toàn khoá: 125 tín chỉ (Chưa bao gồm GDTC và GDQPAN). 

Tổ hợp môn xét tuyển:

A00: Toán - Lý - Hóa

A01: Toán - Lý - Tiếng Anh

D01: Toán - Văn - Tiếng Anh

C00: Văn - Sử - Địa

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung 

Đào tạo cử nhân Quản trị văn phòng có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe và ý thức kỷ luật tốt; nắm vững và vận dụng hiệu quả các kiến thức, kỹ năng về quản trị văn phòng bậc đại học trong đó chú trọng kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng tư duy, phản biện, tổng hợp; kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm để đảm nhiệm được công việc của chuyên viên làm công tác văn phòng và công việc của người quản lí, phụ trách văn phòng trong các tổ chức Đảng, tổ chức Chính trị - Xã hội, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cơ sở giáo dục tại địa phương và các tỉnh lân cận.

 1.2. Mục tiêu cụ thể (PG)

1.2.1. Mục tiêu kiến thức (PG1)

- Có kiến thức đại cương về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên, xã hội & nhân văn, ngoại ngữ làm nền tảng nghiên cứu kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành quản trị văn phòng.

- Nắm vững và vận dụng tốt các kiến thức chuyên ngành để thực hiện công tác quản trị văn phòng như: công tác tổ chức văn phòng, công tác quản trị lao động văn phòng và các nghiệp vụ chuyên sâu về chuyên môn của quản trị văn phòng tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

 1.2.2. Mục tiêu kỹ năng (PG2)

- Có kỹ năng thực hành nghề nghiệp như tham mưu, hoạch định, ra quyết định, quản lý thông tin; soạn thảo văn bản; công tác tác nghiệp công việc chuyên môn, quản lý điều hành văn phòng, đánh giá hiệu quả và cải tiến hoạt động văn phòng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- Có kỹ năng giao tiếp tốt; khả năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy thực tiễn… để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong công tác văn phòng.

- Sử dụng thành tạo ngoại ngữ; vận dụng và triển khai ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin và các trang thiết bị phục vụ công tác văn phòng.

1.2.3. Thái độ, năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm (PG3)

 Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu riêng của nghề, có sức khỏe tốt.  Có lòng say mê, yêu nghề và ý thức trách nhiệm với xã hội, cộng đồng.

2. Chuẩn đầu ra  

            Chương trình đào tạo ngành Quản trị văn phòng bậc đại học gồm 14 chuẩn đầu ra (PLO), được xây dựng theo qui định khung năng lực của Bộ giáo dục và Đào tạo và áp dụng thang bậc năng lực Bloom. Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng trình độ đại học phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:

2.1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị văn phòng trình độ đại học phải đạt được các năng lực tối thiểu sau đây:

- PLO1: Hiểu, giải thích và vận dụng kiến thức nền tảng về chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật, tâm lý, thể chất, quốc phòng – an ninh, ngoại ngữ, tin học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong công tác văn phòng.

- PLO2: Hiểu, diễn giải có hệ thống và có khả năng vận dụng, đưa vào thực tế các kiến thức cơ bản về kế toán, tài chính, thống kê, khoa học, quản lý, quản trị trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- PLO3: Hiểu, diễn giải và vận dụng các kiến thức chuyên sâu về quản trị văn phòng trong các công việc thuộc lĩnh vực như: soạn thảo, quản lý văn bản; quản lý con dấu và lưu trữ hồ sơ, tài liệu; tổ chức công tác lễ tân, hội nghị, sự kiện… trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- PLO4: Thu thập, xử lý, phân tích và đánh giá thông tin phục vụ cho công tác tham mưu, hoạch định cho các cấp lãnh đạo

- PLO5: Nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế, vận dụng sáng tạo trong giải quyết các công việc phức tạp thuộc lĩnh vực văn phòng, quản trị văn phòng.

- PLO6: Ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu nghiệp vụ của công tác quản trị văn phòng.

2.2. Chuẩn đầu ra về kĩ năng

- PLO7: Có kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy thực tiễn… để giải quyết các vấn đề trong công tác văn phòng.

- PLO8: Có kỹ năng soạn thảo văn bản; quản lý, giải quyết văn bản, lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ, tài liệu; bảo quản và khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin phục vụ cho cơ quan và lãnh đạo; tổ chức các sự kiện, hoạt động trong văn phòng, cơ quan; lập kế hoạch và ra quyết định quản lý; thực hiện các hoạt động quản lý thời gian, nhân sự, quản lý trang thiết bị văn phòng một cách hiệu quả và xây dựng văn hóa tổ chức và đạo đức quản lý trong văn phòng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

- PLO9: Kỹ năng giao tiếp tốt; có khả năng làm việc nhóm; thích ứng, hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm và hòa nhập tốt tại nơi công tác và cộng đồng.

- PLO10: Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong đọc hiểu tài liệu, viết báo cáo, giao tiếp bằng văn bản và thuyết trình trong lĩnh vực chuyên môn. Đạt năng lực tiếng Anh chuẩn đầu ra theo quy định hiện hành.

- PLO11: Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng. Vận dụng kiến thức về công nghệ thông tin và mạng internet để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin đáp ứng yêu cầu công việc đạt chuẩn về trình độ tin học theo quy định hiện hành.

2.3. Chuẩn đầu ra về thái độ, mức độ tự chủ và trách nhiệm

- PLO12: Có phẩm chất đạo đức của nhà quản trị tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; có trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm đối với tổ chức;  có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc chuyên nghiệp, khoa học; có tinh thần hợp tác cao.

- PLO13: Có năng lực lập kế hoạch, thực hiện các quy trình để tổ chức, sắp xếp và kiểm tra các công việc hành chính văn phòng.

- PLO14: Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ thông thường; phát hiện và giải quyết một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật.

3. Cấu trúc chương trình đào tạo

TT

Mã học phần

TÊN HỌC PHẦN

Số TC

Số giờ tín chỉ

Lên lớp

Ngoài lớp

LT (giờ)

TH, TL, BT
(giờ)

TT, ĐAHP, TTTN, KLTN (giờ)

Tự học, TNC
(giờ)

1. Kiến thức giáo dục đại cương

(Không tính các môn GDTC và GDQP và AN) 

27

272

133

0

945

Lý luận chính trị

11

116

49

0

385

  1.  

POL001

Triết học Mác - Lênin

3

36

9

 

105

  1.  

POL002

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

2

20

10

 

70

  1.  

POL003

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

20

10

 

70

  1.  

POL004

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

20

10

 

70

  1.  

POL005

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

20

10

 

70

Giáo dục thể chất - Giáo dục quốc phòng và an ninh 

15

89

136

0

140

  1.  

PE006

Giáo dục thể chất 1

2

6

24

 

70

  1.  

PE007

Giáo dục thể chất 2

2

6

24

 

70

  1.  

ME008

GDQPAN 1

3

37

8

 

0

  1.  

ME009

GDQPAN 2

2

22

8

 

0

10.   

ME010

GDQPAN 3

2

14

16

 

0

11.   

ME011

GDQPAN 4

4

4

56

 

0

Ngoại ngữ 

7

70

35

0

245

12.   

EN012

Tiếng Anh 1

3

30

15

 

105

13.   

EN013

Tiếng Anh 2

4

40

20

 

140

Khoa học Tự nhiên

5

45

30

0

175

14.   

117106

Toán cao cấp

3

30

15

 

105

15.   

IT014

Tin học đại cương

2

15

15

 

70

Khoa học xã hội - nhân văn 

4

41

19

0

140

16.   

PSY015

Pháp luật đại cương

2

21

9

 

70

17.   

110104

Tâm lý học đại cương

2

20

10

 

70

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

98

990

420

710

2720

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

33

360

125

0

1040

2.1.1. Phần bắt buộc

24

270

80

0

735

18.   

110906

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

35

10

 

105

19.   

110912

Tâm lý học quản lý

3

35

10

 

105

20.   

104901

Nguyên lý kế toán

2

20

10

 

70

21.   

101902

Kinh tế vi mô

3

35

10

 

105

22.   

101903

Kinh tế vĩ mô

3

35

10

 

105

23.   

102907

Khởi nghiệp

2

20

10

 

70

24.   

102933

Thống kê kinh tế

2

20

10

 

70

25.   

118902

Luật kinh tế

3

35

10

 

105

26.   

110926

Kỹ năng mềm

3

35

10

 

105

2.1.2. Phần lựa chọn

9

90

45

0

305

Tự chọn 1 (Chọn 1 trong các học phần)

2

20

10

 

70

27.   

105906

Lịch sử văn minh thế giới

2

20

10

 

70

28.   

110905

Xã hội học

2

20

10

 

70

Tự chọn 2 (Chọn 1 trong các học phần)

2

20

10

 

70

29.   

103902

Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ

2

20

10

 

70

30.   

110911

Cơ sở văn hóa Việt Nam

2

20

10

 

70

Tự chọn 3 (Chọn 1 trong các học phần)

2

15

15

 

70

31.   

109208

Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin văn phòng

2

15

15

 

70

32.   

109204

Mạng máy tính và ứng dụng

2

15

15

 

70

Tự chọn 4 (Chọn 1 trong các học phần)

3

35

10

 

105

33.   

109905

Tin học văn phòng

3

35

10

 

105

34.   

110925

Hệ thống ISO trong văn phòng

3

35

10

 

105

2.2. Kiến thức chuyên ngành

49

630

295

 

1680

2.2.1. Phần bắt buộc

42

485

155

0

1330

35.   

102908

Quản trị nhân lực

3

35

10

 

105

36.   

118903

Luật hành chính

3

35

10

 

105

37.   

110902

Tiếng Việt thực hành

3

35

10

 

105

38.   

115922

Tiếng Anh chuyên ngành (QTVP)

3

30

15

 

105

39.   

110908

Khoa học quản lý

3

35

10

 

105

40.   

110924

Hành chính học đại cương

3

35

10

 

105

41.   

110915

Nhập môn quản trị văn phòng

3

35

10

 

105

42.   

110916

Tổ chức sự kiện

3

35

10

 

105

43.   

110903

Soạn thảo văn bản

3

35

10

 

105

44.   

110917

Nghiệp vụ thư ký văn phòng

3

35

10

 

105

45.   

110919

Văn hóa tổ chức

3

35

10

 

105

46.   

110928

Nghiệp vụ văn thư

3

35

10

 

105

47.   

110927

Nghiệp vụ lưu trữ

3

35

10

 

105

48.   

110936

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng

3

35

10

 

105

2.2.2. Phần lựa chọn

7

75

30

0

245

Tự chọn 5 (Chọn 1 trong các học phần)

2

20

10

 

70

49.   

110918

Thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý

2

20

10

 

70

50.   

109932

Sử dụng trang thiết bị văn phòng

2

20

10

 

70

Tự chọn 6 (Chọn 1 trong các học phần)

2

20

10

 

70

51.   

110920

Lễ tân hành chính

2

20

10

 

70

52.   

110921

Quan hệ công chúng

2

20

10

 

70

Tự chọn 7 (Chọn 1 trong các học phần)

3

35

10

 

105

53.   

110931

Quản lý hành chính nhà nước

3

35

10

 

105

54.   

101919

Quản lý tài liệu điện tử

3

35

10

 

105

2.3. Nghiệp vụ thực hành, thực tập 

10

0

90

410

105

55.   

110933

Thực hành soạn thảo văn bản chuyên ngành

3

0

45

105

105

56.   

110934

Thực tế ở cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp

3

0

45

105

 

57.   

110937

Thực tập tốt nghiệp

4

0

0

200

 

2.4. Khóa luận tốt nghiệp/Học phần thay thế

6

70

20

300

0

Khóa luận tốt nghiệp 

6

0

0

300

 

58.   

110938

Khóa luận tốt nghiệp

6

0

0

300

 

Học phần thay thế 

6

70

20

0

0

59.   

110939

Tổ chức điều hành và quản trị công sở

3

35

10

 

 

60.   

110940

Tổ chức lao động khoa học văn phòng

3

35

10

 

 

Tổng

125

1262

553

710

3665

4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng bậc đại học; các cử nhân có khả năng đảm nhận các vị trí công việc tại khối Đảng và tổ chức Chính trị - Xã hội, UBND các cấp, Sở ban ngành, các loại hình doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng và các tổ chức đào tạo, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ. Cụ thể:

- Cán bộ quản lý, điều hành Văn phòng/Phòng Hành chính - Nhân sự tại các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác;

- Chuyên viên văn phòng doanh nghiệp là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

- Chuyên viên văn phòng các cơ quan sự nghiệp như trường học, bệnh viện, bảo tàng, thư viện, trung tâm lưu trữ, nhà văn hóa,…

- Chuyên viên văn phòng các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Chuyên viên tổng hợp tại văn phòng ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chuyên viên tổng hợp tại văn phòng ủy ban nhân dân cấp huyện; công chức văn phòng - thống kê ở ủy ban nhân dân cấp xã.

- Chuyên viên tổng hợp tại văn phòng tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; chuyên viên tổng hợp tại văn phòng cấp ủy cấp huyện, cấp xã; chuyên viên làm việc tại văn phòng các ban của Đảng ở các cấp; chuyên viên làm việc trong văn phòng của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

- Thư ký văn phòng hoặc trợ lý hành chính, trợ lý của thủ trưởng cơ quan tại các văn phòng của các cơ quan; các chương trình, dự án.

- Chuyên viên văn phòng làm việc ở văn phòng của các cơ quan Trung ương như: Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Trung ương; chuyên viên văn phòng làm việc trong các cơ quan thuộc hệ thống ngành dọc như: ngân hàng, kho bạc, thuế, viễn thông, bưu điện; viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân, thi hành án,… 

- Có thể trở thành lãnh đạo văn phòng, phòng hành chính hoặc phụ trách bộ phận văn phòng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức).

- Nhân viên hành chính, lễ tân, văn thư, lưu trữ, thư ký văn văn phòng hoặc trợ lý hành chính tại văn phòng của tất cả các cơ quan, doanh nghiệp;

- Giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về văn phòng và QTVP bậc trung cấp, cao đẳng và một số trường đại học.

5. Điểm trúng tuyển ngành Quản trị văn phòng tại Trường Đại học Hải Dương

- Xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT               : 15.0 điểm (2023);

- Xét theo kết quả học tập THPT (xét học bạ) : 15.5 điểm (2023).

6. Những tố chất phù hợp để theo học ngành Quản trị văn phòng

- Đam mê và có tư duy logic; 

- Năng động, thích nghi tốt với môi trường luôn biến động và thay đổi;

- Có khả năng tương tác và giao tiếp, tạo lập các mối quan hệ tốt;

- Có khả năng tổ chức quản lý;

- Tuân thủ luật pháp và đạo đức nghề nghiệp;

- Có sức khỏe tốt.

7. Thông tin liên hệ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

- Trưởng Khoa: TS. Lê Nguyệt, Điện thoại: 0904.319.785

- Phó Trưởng Khoa: ThS. Vũ Thị Thảo, Điện thoại: 0974.707.447

- Phó Trưởng Khoa: ThS. Lưu Thị Lan, Điện thoại: 0976.699.186

- Văn phòng Khoa: Phòng 203, Tầng 2, Nhà A, Trường Đại học Hải Dương, Đường Trần Ích Phát, Phường Hải Tân, TP  Hải Dương

- Điện thoại/Hotline: 0984.376.638

- Email: uhdnguyetle.edu@gmail.com

- Website: www.uhd.edu.vn