Giới thiệu ngành Kinh tế

- Ngành đào tạo: Kinh tế

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Mã ngành đào tạo: 7310101

- Loại hình đào tạo: Chính quy

- Thời gian đào tạo: 3,5 - 4 năm

- Khối lượng kiến thức toàn khoá: 125 tín chỉ (Chưa bao gồm GDTC và GDQPAN).

 

Tổ hợp môn xét tuyển:

A00: Toán - Lý - Hóa

A01: Toán - Lý - Tiếng Anh

D01: Toán - Văn - Tiếng Anh

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung 

Đào tạo cử nhân ngành Kinh tế nhằm cung cấp cho xã hội đội ngũ lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với gia đình và xã hội; có kiến thức nền tảng về giáo dục chính trị, tư tưởng, luật pháp, kiến thức cơ bản về tài chính, kinh doanh, quản lý, kiến thức chuyên sâu về kinh tế đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và các bên liên quan; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng mềm; có năng lực tự bổ sung kiến thức và tiếp tục học tập nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc.

1.2. Mục tiêu cụ thể (PG)

a) Về kiến thức (PG1)

PG1: Có kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, lý luận chính trị, tài chính, kinh doanh và quản lý; có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế để phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế và dự báo những biến động của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; có khả năng tổ chức, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng và tổ chức các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc ngành kinh tế; Thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và phát triển khả năng học tập suốt đời.

b) Về kỹ năng (PG2)

PG2: Có kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế và kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học …để đáp ứng môi trường làm việc luôn có sự thay đổi trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

c) Về năng lực tự chủ và trách nhiệm xã hội (PG3)

PG3: Có ý chí vượt khó, tinh thần tích cực; Có đủ năng lực làm việc độc lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với công việc phụ trách; Có tư tưởng chính trị ổn định, có chứng kiến; Hiểu biết và chấp hành luật pháp và qui định của tổ chức; Có sức khỏe tốt. 

2. Chuẩn đầu ra  

            Chương trình đào tạo ngành Kinh tế bậc đại học gồm 14 chuẩn đầu ra (PLO), được xây dựng theo qui định khung năng lực của Bộ giáo dục và Đào tạo và áp dụng thang bậc năng lực Bloom. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế trình độ đại học phải đạt được các yêu cầu năng lực sau đây:

2.1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

a) Kiến thức giáo dục đại cương

PLO1: Hiểu được những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước để vận dụng và giải quyết các vấn đề thực tiễn.

 PLO2: Hiểu được kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ phù hợp với ngành kinh tế làm nền tảng để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và học tập nâng cao trình độ.

 PLO3: Vận dụng được kiến thức Giáo dục thể chất - Giáo dục quốc phòng để rèn luyện sức khỏe đáp ứng yêu cầu học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

b) Kiến thức cơ sở ngành

 PLO4: Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ bản về kinh tế học, quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán, thuế… làm nền tảng tiếp thu kiến thức toàn diện, nghiên cứu sâu hơn các kiến thức chuyên ngành.

 PLO5: Vận dụng các kiến thức cơ sở ngành để phân tích, và đánh giá được các biến động của nền kinh tế; nắm bắt được các vấn đề chính sách liên quan đến tổng thể của nền kinh tế, giải thích được các vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp.

b) Kiến thức chuyên ngành

PLO6: Có kiến thức lý luận và thực tiễn chuyên sâu về kinh tế có khả năng vận dụng các lý thuyết để phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế và dự báo những biến động của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

 PLO7: Có khả năng tổ chức, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng và tổ chức các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc ngành kinh tế.

PLO8: Làm chủ được kiến thức chuyên ngành vận dụng linh hoạt và sáng tạo các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống kinh tế; Phân tích các kiến thức chuyên ngành, giải quyết các các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế.

2.2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng

a) Kỹ năng nghề nghiệp

- PLO9: Có kỹ năng chuyên môn năng lực thực hành chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, đủ khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề chuyên môn và nghiên cứu một cách độc lập, sáng tạo; Kỹ năng thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình kinh tế thị trường; Kỹ năng phân tích và đánh giá tác động của các công cụ quản lý nhà nước đối với thị trường và môi trường kinh tế vĩ mô; Kỹ năng tổng hợp và lập báo cáo các vấn đề nghiên cứu về kinh tế; Kỹ năng sử dụng các phương pháp định lượng và định tính trong phân tích các vấn đề kinh tế.

b) Kỹ năng mềm

- PLO10: Có kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, lãnh đạo, tổ chức hoạt động, phát triển nhóm và hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm; có khả năng thuyết trình và thu hút trong giao tiếp; thích ứng và hòa nhập tốt tại nơi công tác và cộng đồng.

c) Kỹ năng ngoại ngữ

- PLO11: Có khả năng sử dụng tiếng Anh trong đọc hiểu tài liệu, viết báo cáo, giao tiếp bằng văn bản và thuyết trình trong lĩnh vực chuyên môn. Đạt năng lực tiếng Anh chuẩn đầu ra theo qui định hiện hành.

d) Kỹ năng tin học

- PLO12: Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và một số phần mềm kinh tế ứng dụng. Vận dụng kiến thức về công nghệ thông tin và mạng internet để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin đáp ứng yêu cầu công việc, đạt chuẩn về trình độ tin học theo quy định hiện hành.

2.3. Về mức độ tự chủ và trách nhiệm

- PLO13: Tự định hướng cho bản thân để thích nghi với công việc, phát triển nghề nghiệp. Tự học tập, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và tích lũy kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.

- PLO14: Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, tôn trọng và chấp hành pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật; có tinh thần hợp tác.

3. Cấu trúc chương trình đào tạo

STT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Lên lớp

Ngoài lớp

LT (giờ)

TH, TL, BT
(giờ)

TT, ĐAHP, TTTN, KLTN (giờ)

Tự học
TNC
(giờ)

1. Kiến thức giáo dục đại cương: 30 TC
    
    (Không tính GDTC và GDQP& AN) 

30

302

148

 

1050

1.1

Lý luận chính trị

11

116

49

 

385

1

POL001

Triết học Mác - Lênin

3

36

9

 

105

2

POL002

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

2

20

10

 

70

3

POL003

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

20

10

 

70

4

POL005

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

20

10

 

70

5

POL004

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

20

10

 

70

1.2

Khoa học xã hội

4

41

19

 

140

6

PSY015

Pháp luật đại cương

2

21

9

 

70

7

110926

Kỹ năng mềm

2

20

10

 

70

1.3

Khoa học tự nhiên

8

75

45

 

280

8

117906

Toán cao cấp 

3

30

15

 

105

9

117905

Xác suất thống kê

3

30

15

 

105

10

IT014

Tin học đại cương

2

15

15

 

70

1.4

Ngoại ngữ

7

70

35

 

245

11

EN012

Tiếng Anh 1

3

30

15

 

105

12

EN013

Tiếng Anh 2

4

40

20

 

140

1.5

Giáo dục thể chất

4

12

48

 

0

13

PE006

Giáo dục thể chất 1

2

6

24

 

0

14

PE007

Giáo dục thể chất 2

2

6

24

 

0

1.6

Giáo dục quốc phòng và an ninh

(165 tiết)

 

77

88

 

 

15

ME008

Giáo dục quốc phòng - an ninh 1: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

 

37

8

 

0

16

ME009

Giáo dục quốc phòng - an ninh 2: Công tác quốc phòng và an ninh

 

22

8

 

0

17

ME010

Giáo dục quốc phòng - an ninh 3: Quân sự chung

 

14

16

 

0

18

ME011

Giáo dục quốc phòng - an ninh 4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật

 

4

56

 

0

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

95

920

445

590

3185

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

42

420

210

45

1470

2.1.1. Các học phần bắt buộc

34

340

170

45

1190

19

101902

Kinh tế vi mô 1

3

35

10

 

105

20

101903

Kinh tế vĩ mô 1

3

35

10

 

105

21

103902

Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ

2

20

10

 

70

22

104901

Nguyên lý kế toán

2

20

10

 

70

23

118902

Luật kinh tế

3

35

10

 

105

24

103904

Nghiệp vụ thuế

3

35

10

 

105

25

115919

Tiếng Anh chuyên ngành

 (Kinh tế )

3

30

15

 

105

26

102926

Thống kê kinh tế

3

35

10

 

105

27

117907

Kinh tế lượng

2

20

10

 

70

28

102901

Marketing căn bản

3

35

10

 

105

29

102905

Quản trị kinh doanh

2

20

10

 

70

30

110906

Phương pháp nghiên cứu

khoa học

2

20

10

 

70

31

101921

Thực tế cơ sở ngành

3

 

45

45

105

2.1.2. Các học phần tự chọn:

(Chọn 4 HP trong 8 HP)

8

80

40

0

280

32

102915

Kinh doanh xuất nhập khẩu

2

20

10

 

70

33

101914

Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương

2

20

10

 

70

34

102909

Thương mại điện tử

2

20

10

 

70

35

101919

Thị trường vốn

2

20

10

 

70

36

103910

Tài chính công

2

20

10

 

70

37

101920

Phân tích hoạt động kinh doanh

2

20

10

 

70

38

110903

Soạn thảo văn bản

2

20

10

 

70

39

110907

Giao dịch và đàm phán kinh doanh

2

20

10

 

70

2.2. Kiến thức chuyên ngành

43

430

215

45

1505

2.2.1. Các học phần bắt buộc

35

350

175

45

1225

40

101905

Kinh tế vi mô 2

2

20

10

 

70

41

101906

Kinh tế vĩ mô 2

2

20

10

 

70

42

110932

Quản lý nhà nước về kinh tế

3

35

10

 

105

43

101913

Kinh tế phát triển

3

35

10

 

105

44

101909

Kinh tế thương mại và dịch vụ

2

20

10

 

70

45

101910

Kinh tế nguồn nhân lực

2

20

10

 

70

46

101901

Kinh tế môi trường

2

20

10

 

70

47

101907

Dự báo phát triển kinh tế - xã hội

3

35

10

 

105

48

101911

Kinh tế công cộng

3

35

10

 

105

49

101912

Kinh tế quốc tế

2

20

10

 

70

50

101916

Kinh tế bảo hiểm

2

20

10

 

70

51

101904

Kinh tế đầu tư

3

35

10

 

105

55

101915

Lập và thẩm định dự án đầu tư

3

35

10

 

105

53

101922

Thực tập nghề nghiệp

3

 

45

45

105

2.2.2. Các học phần tự chọn:

(Chọn 4 HP trong 8 HP)

8

80

40

 

280

54

103907

Thị trường chứng khoán

2

20

10

 

70

52

101908

Kinh tế nông nghiệp

2

20

10

 

70

56

101918

Thị trường bất động sản

2

20

10

 

70

57

102912

Quản trị dự án đầu tư

2

20

10

 

70

58

102919

Quản trị tài chính

2

20

10

 

70

59

101917

Đầu tư công

2

20

10

 

70

60

102924

Quản trị rủi ro

2

20

10

 

70

61

102907

Khởi nghiệp

2

20

10

 

70

2.3. Thực tập tốt nghiệp, Khóa luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế

10

70

20

500

210

62

101923

Thực tập tốt nghiệp

4

0

0

200

 

63

101924

Khóa luận tốt nghiệp

6

0

0

300

 

Học phần thay thế của khoá luận tốt nghiệp

6

70

20

 

210

64

101925

Kinh tế số

3

35

10

 

105

65

101926

Kinh tế Việt Nam

3

35

10

 

105

 

 

Tổng cộng

125

1222

593

590

4235

4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế trình độ đại học, các cử nhân có khả năng đảm nhận các vị trí công việc tại các loại hình doanh nghiệp; Sở ban ngành; Các trường đại học và các tổ chức đào tạo, các viện nghiên cứu cụ thể:

- Nhóm 1: Vị trí việc làm tại các doanh nghiệp:

+ Làm chuyên viên, nhà quản trị của các bộ phận có liên quan đến hoạt động Kinh tế, thị trường, khách hàng, thương hiệu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Bộ phận Kinh tế, quản trị Kinh tế, quản trị phát triển thị trường, thị trường, khách hàng; Bộ phận nghiên cứu và phát triển, nghiên cứu thị trường và Kinh tế; Bộ phận quản trị truyền thông, quản trị sản phẩm; Bộ phận quản trị phân phối; Bộ phận quản trị đầu tư, truyền thông, xúc tiến thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng  (PR), tuyên truyền; bộ phận quản trị bán và dịch vụ khách hàng, quản trị quan hệ khách hàng; Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách Kinh tế; bộ phận quản trị logistics, chuỗi cung ứng…

+ Có khả năng tự nghiên cứu chuyển đổi nhanh để làm việc được ở các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (quản trị nhân lực, quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics,…) ở các doanh nghiệp.

+ Có thể thăng tiến làm trưởng các bộ phận, giám đốc bộ phận về kinh doanh, Kinh tế, thương hiệu, truyền thông, chăm sóc khách hàng…

- Nhóm 2: Vị trí việc làm tại cơ quan quản lý nhà nước

+ Chuyên viên phân tích dự báo, tư vấn chính sách liên quan đến thị trường, khách hàng, thương hiệu và xúc tiến truyền thông.

+ Phụ trách bộ phận quản lý thị trường, quản lý thương mại, truyền thông, xúc tiến thương mại.

- Nhóm 3: Vị trí làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu.

+ Làm giảng viên giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học khối ngành kinh tế, quản trị và Kinh tế.

+ Làm nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu và các tổ chức, đơn vị nghiên cứu thị trường và các tổ chức của Chính phủ và Phi Chính phủ… có liên quan đến thị trường, khách hàng, thương hiệu, Kinh tế, Kinh tế thương mại và có thể phát triển thành chuyên gia.

5. Điểm trúng tuyển ngành Kinh tế tại UHD

  • Xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT               : 15.00 điểm (2023);
  • Xét theo kết quả học tập THPT (xét học bạ) : 15.50 điểm (2023).

6. Những tố chất phù hợp để theo học ngành Kinh tế

 - Đam mê lĩnh vực kinh tế, công việc kinh doanh, nắm bắt nhanh nhạy những thông tin kinh tế, xã hội…;

- Năng động, tự tin, mạnh mẽ  và quyết đoán, có bản lĩnh vượt khó khăn, thích nghi tốt với môi trường kinh tế luôn biến động và thay đổi;

- Có tư duy logic, có khă năng quan sát và nhạy bén, giỏi tính toán, phân tích, đánh giá;

- Có khả năng giao tiếp tốt, ứng xử linh hoạt trong các mối quan hệ. Biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với mọi người xung quanh;

- Tuân thủ luật pháp và đạo đức kinh doanh.

7. Thông tin liên hệ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

- Trưởng Khoa: TS. Lê Nguyệt, Điện thoại: 0904.319.785

- Phó trưởng Khoa: ThS. Vũ Thị Thảo, Điện thoại: 0974.707.447

- Phó Trưởng Khoa: ThS. Lưu Thị Lan, Điện thoại: 0976.699.186

- Văn phòng Khoa: Phòng 203, Tầng 2, Nhà A, Trường Đại học Hải Dương, Đường Trần Ích Phát, Phường Hải Tân, TP  Hải Dương

- Điện thoại/Hotline: 0974.707.447

- Email: uhdnguyetle.edu@gmail.com

- Website: www.uhd.edu.vn