Tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc, yêu thương, an toàn và tôn trọng

 

Năm học 2023-2024 được xác định là năm trọng tâm của đổi mới. Trong sự đổi mới đó thì việc xây dựng những “Ngôi trường hạnh phúc” được cho là nhiệm vụ lớn của ngành giáo dục.

 Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đồng thời xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của giáo dục trong bối cảnh hiện nay, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 102/KH-CĐN ngày 02/4/2019 về nâng cao năng lực 

ứng  xử sư phạm, đạo đức cán bộ, nhà giáo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc. Mục tiêu của kế hoạch là hỗ trợ, tăng cường, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, hành động đồng thời nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo, khích lệ thầy cô nâng cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tích cực hướng tới xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Đó cũng là một trong những tiêu chí nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Công tác xây dựng trường học hạnh phúc không chỉ là mối quan tâm của nhiều nhà quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo mà còn là mong muốn của nhiều học sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Làm sao để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường với niềm vui, phấn khởi và quan hệ thầy trò ngày càng gắn bó, thân ái, tích cực để cùng phấn đấu vì mục tiêu chung: giáo dục, đào tạo các thế hệ học sinh có sức khỏe, đạo đức, lý tưởng, tri thức, kỹ năng và niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống.

Vì thế có thể nói, công tác xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm rất cần thiết của các nhà trường hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn của nền giáo dục và định hướng phát triển lâu dài của nhà trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn thì việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu “Trường học hạnh phúc- Thầy cô hạnh phúc- Học sinh hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà còn là khát vọng của toàn xã hội đã và đang hướng tới. Để mô hình trường học hạnh phúc không dừng lại ở khẩu hiệu, phong trào nhất thời, cần nâng cao nhận thức của toàn thể đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, phụ huynh và toàn xã hội trong việc kiến tạo môi trường học tập, giáo dục lành mạnh, nhân văn và tiến bộ. Trường học hạnh phúc là trường học thân thiện, đem đến sự hài lòng, thỏa mãn và đáp ứng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ của người học. Trường học hạnh phúc là nơi mà ở đó kỷ luật vẫn nghiêm, kỷ cương vẫn được thực hiện, nhưng niềm vui và hạnh phúc vẫn có được từ sự tự giác và ý thức tích cực của mỗi cá nhân. Khi con người có hạnh phúc, sẽ tạo động lực tinh thần để người học không ngừng nỗ lực vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức nhân loại, để khẳng định mình và góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.

Nhiều nhà quản lý giáo dục và đội ngũ thầy, cô giáo cho rằng: một trường học hạnh phúc là trường học tự xây dựng cho mình mục tiêu, sứ mệnh phù hợp với người dạy, người học và với điều kiện thực tiễn của mỗi nhà trường, trong đó có mục tiêu “làm cho các cá nhân, tập thể trong đó yêu trường, yêu lớp, cùng tiến bộ trên cơ sở những giá trị tốt đẹp” dựa vào ba tiêu chí cốt lõi mà Bộ GD&ĐT đã lựa chọn: An toàn, yêu thương và tôn trọng.

cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho hoạt động dạy- học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trường học hạnh phúc là khi mỗi học sinh cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương tỏa ra từ thầy cô, bạn bè. Hạnh phúc với thầy và trò đôi khi rất giản dị, một lời động viên, một lời phê tích cực thể hiện tình yêu thương; một giờ giảng hay, hấp dẫn; một phong cách giản dị, trong sáng, chuẩn mực với trí tuệ của thầy cô đều để lại những ấn tượng, hình ảnh đẹp trong các em học sinh. Hạnh phúc còn là khi nỗ lực, cố gắng được đền đáp, ghi nhận qua những điểm số chính xác, bằng những phần thưởng nhỏ động viên; là khung cảnh mô phạm của trường lớp: bồn hoa, hàng cây, chậu cảnh; hình ảnh chuẩn mực của thầy cô, bè bạn; cảnh quan xanh - sạch- đẹp trong trường đều góp phần làm nên xúc cảm hạnh phúc, vui tươi, phấn khởi trong suy nghĩ tuổi học trò.

An toàn được hiểu bao gồm cả về thể chất và tinh thần. Đó là trường học đảm bảo tối thiểu có đủ Để trường học thân thiện, hạnh phúc, xứng đáng là ngôi nhà, tổ ấm thứ hai với thầy cô, với các em học sinh thì những giá trị yêu thương, quan tâm, sẻ chia cần được hiện hữu, lan tỏa trong mỗi nhà trường. Giáo dục phải xuất phát từ tình yêu thương, quan tâm sâu sắc đến mỗi một con người. Đó là nơi nâng niu, chắp cánh những ước mơ, khát vọng.

Giáo dục phải vì sự tiến bộ của học trò. Giáo dục phải cảm hóa, giúp người học nhận ra những khiếm khuyết, hạn chế của bản thân để không ngừng vươn lên hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên yêu thương phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, với nếp sống văn minh, tiến bộ.

Một trong những tiêu chí không thể thiếu để xây dựng trường học hạnh phúc đó là sự tôn trọng. Đây là phẩm chất đầu tiên cần có trong môi trường giáo dục để tạo nên cảm xúc an toàn và yêu thương. Mỗi nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi giúp cho học sinh phát triển và tiến bộ, không gây áp lực kết quả học tập, rèn luyện, tạo cơ hội thuận lợi để các em mạnh dạn thể hiện những tâm tư, nguyện vọng và luôn lắng nghe, khi các em mắc sai lầm, khuyết điểm trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức cần xem đó là tình huống giáo dục nhằm giúp các em trưởng thành hơn.

Bên cạnh đó, nhà trường cần tôn trọng tinh thần tự chủ, sáng tạo trong giảng dạy, học tập của thầy và trò, đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động dạy và học, tích cực hỗ trợ thầy cô về kỹ năng quản lý, kỹ năng nghề nghiệp và đảm bảo môi trường làm việc tích cực, mô phạm, an toàn.

Muốn làm được việc đó học sinh cần tích cực tự học, tự rèn luyện, phát huy các năng lực, phẩm chất của mình, thầy cô cần tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng ứng xử sư phạm để biến những khó khăn thành cơ hội từ đó khẳng định phẩm chất, năng lực để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Để xây dựng trường học hạnh phúc, không gian, cảnh quan nhà trường cũng có vai trò quan trọng, tạo ấn tượng, cảm xúc tốt đẹp cho mỗi người khi đến nơi đây. Đó là cảm xúc ban đầu và là chất xúc tác quan trọng tạo sự thư thái, phấn khởi, gợi những xúc cảm đẹp, tiếp thêm năng lượng tích cực để thầy và trò không ngừng cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện.

Tiêu chí trường học hạnh phúc

Lấy cảm hứng từ mô hình "Happy School" của UNESCO, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước. Tùy theo điều kiện mà mỗi địa phương có những tiêu chí khác nhau nhưng một trường học hạnh phúc có 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là: yêu thương, an toàn và tôn trọng.

Cụ thể, về tiêu chí yêu thương đó là sự quan tâm, chia sẻ, tin tưởng, hỗ trợ và bao trùm lên là bao dung.

Về tiêu chí an toàn: Trường học phải an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên, học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà.

Đối với tiêu chí tôn trọng: Cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng về văn hóa và đổi mới. Tôn trọng sự khác biệt, trước hết là không áp đặt, đem giá trị của một vài cá nhân, áp đặt cho cái chung.

Nói đến trường học hạnh phúc, nhiều người nghĩ ngay đến việc phải đầu tư những ngôi trường thật hiện đại. Nhưng hạnh phúc, trước tiên lại phải bắt đầu từ việc tạo niềm vui đi học mỗi ngày cho trẻ.

Ở một tỉnh miền núi khó khăn như Yên Bái, tưởng rằng khó để xây dựng trường học hạnh phúc thế nhưng, ở các trường học vùng xa xôi, những thay đổi của thầy cô, nhà 

trường đang giúp cho các em học sinh cảm thấy háo hơn khi được đi học.

Trường học hạnh phúc!

Mỗi buổi sáng đến lớp, những học sinh sẽ được chọn cách để chào ngày mới. Từ thích đến trường, sẽ thích học, vậy những giờ học làm sao cho trẻ hạnh phúc?

Vận động trên những đường đua bằng sỏi, học tính toán qua trò chơi bắt cua bỏ giỏ, phát triển thẩm mỹ từ việc thỏa sức tô màu, tạo hình, góc vận động mang lại những giờ học hạnh phúc nhưng không hề tốn kém.

Thay đổi tích cực trong trường học! 

Để xây dựng trường học hạnh phúc thì không chỉ học sinh mà giáo viên cũng được cần quan tâm đầy đủ. Thế nên, những sự thay đổi nhỏ từ phòng chờ của giáo viên cũng tạo nên những giây phút thư giãn, thoải mái. Những sự quan tâm, thay đổi thực chất từ những công trình phụ mà không phụ đã giúp thời gian của thầy cô và học sinh ở trường vui vẻ hơn.

Hành trình xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc không hề đơn giản, dễ dàng mà đó là một hành trình dài, nhiều khó khăn, trở ngại và thậm chí nhiều thử thách. Nhưng với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu, cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp chính quyền; sự đồng lòng, hỗ trợ của phụ huynh học sinh và xã hội, đặc biệt với sự quyết tâm, nỗ lực vượt khó của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động trong ngành, chúng ta tin tưởng rằng sẽ có nhiều trường học hạnh phúc ở các cấp học trong toàn ngành đáp ứng mong cầu của học sinh và phụ huynh học sinh, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo./.

Nguồn: Khoa Chính trị - Tâm lý - Giáo dục học