|
Từ năm 2017, Bộ GD&ĐT ban hành quyết định môn Giáo dục công dân (GDCD) được chọn lựa để thi tốt nghiệp và đến nay đã thực hiện được sang năm thứ 5. Với nhiều thầy, cô giảng dạy GDCD, việc này thực sự là niềm vui bởi nó sẽ góp phần to lớn trong việc thay đổi và nâng tầm vị thế môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời vị thế thầy cô giảng dạy bộ môn GDCD cũng được xã hội nhìn nhận một cách tích cực hơn.
|
Lựa chọn môn GDCD vào tổ hợp môn thi Khoa học xã hội trong kỳ thi THPT quốc gia lần này cũng thấy được một bước đi quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc cụ thể hóa các kế hoạch, hành động để thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục ý thức tuân thủ và thượng tôn pháp luật, các kiến thức về kinh tế, chính trị xã hội của đất nước, của địa phương cho học sinh cần có một thước đo để làm động lực cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD tiếp tục phấn đấu. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để dạy và học tốt môn GDCD, đáp ứng tốt nhất cho các em chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia thi và thi tốt môn GDCD? Nhất là trong điều kiện chương trình kiến thức pháp luật lớp 12 lại tương đối khó với nhận thức lứa tuổi các em, thời lượng ít ỏi (chỉ có 1 tiết/tuần), lực lượng giáo viên thì mỏng (bình quân mỗi trường chỉ có khoảng 2 đến 3 giáo viên, mỗi giáo viên lại phải đến 13, 14 lớp, thậm chí có giáo viên phải dạy đến 18, 20 lớp/học kỳ). Đây thực sự là một thách thức rất lớn với đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn GCDC trong nhiều trường THPT hiện nay.
Thực tế cho thấy việc dạy và học môn GDCD có những thuận lợi sau:
Thứ nhất: Đa số giáo viên hào hứng, hăng hái với kỳ thi.
Thứ 2: Ban giám hiệu các trường THPT tạo điều kiện cho hoạt động dạy học và chỉ đạo kịp thời.
Thứ 3: Có đề minh họa nhanh để GV-HS tiếp cận tham khảo, rút kinh nghiệm.
Thứ 4: Nhìn chung đa số học sinh yêu thích môn học và có quyết tâm lựa chọn và theo học môn GDCD.
Thứ 5: Ưu thế của công nghệ thông tin kết nối GV lại gần nhau hơn
Những khó khăn được kể đến như:
Thứ nhất: Nhận thức tư tưởng của một bộ phận học sinh còn hạn chế.
Thứ hai: Lần đầu thi nên tâm lí của học sinh sẽ có phần hoang mang.
Thứ ba: Một số giáo viên chưa thật sự hăng hái, thậm chí còn đứng ngoài cuộc.
Muốn nâng cao chất lượng học tập và ôn thi có kết quả cao thì trước hết phải làm thay đổi suy nghĩ của cả giáo viên và học sinh khi dạy và học môn GDCD.
1. Về phía giáo viên * Cần xác định tư tưởng giáo viên thông qua “5 phải”, “5 bám” trong dạy học, ôn tập môn Giáo dục công dân Năm phải: + Phải đảm bảo nội dung chương trình dạy học không bị cắt xén. + Phải đảm bảo không gây áp lực, căng thẳng, quá tải cho học sinh. + Phải phát huy tinh thần, trách nhiệm của cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn. |
+ Phải cung cấp cho HS kiến thức đảm bảo 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, và vận dụng.
+ Phải lựa chọn phương pháp và nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Năm bám:
+ Bám sát Tài liệu GDCD 12.
+ Bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 12.
+ Bám sát chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT.
+ Bám sát tình huống, bài tập GDCD 12 và các tình huống pháp luật trong thực tiễn.
+ Bám sát đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT.
* Cụ thể: Làm thế nào để dạy - học hiệu quả
Thứ nhất: Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức cho học sinh
Thứ 2: Tăng cường đầu tư soạn giảng, đi sâu khai thác trọng tâm bài học, giúp HS nắm được bản chất vấn đề, chứ không nhất thiết học thuộc.
Thứ 3: Trong quá trình giảng dạy phải chú ý đến đối tượng học sinh, nhất là học sinh có học lực trung bình, yếu.
Thứ 4: Phải thật sự nghiêm túc trong khâu kiểm tra, đánh giá học sinh.
Thứ 5: Tăng cường kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm.
Thứ 6: Tăng cường sử dụng các tình huống pháp luật, video, tòa tuyên án để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp các em có khả năng vận dụng vào thực tiễn.
2. Về phía học sinh
- Nắm bắt được hình thức thi của môn GDCD: trắc nghiệm: nhận biết: 40%, thông hiểu: 20%; vận dụng bậc thấp: 30%, vận dụng bậc cao: 10%.
- Chuyển từ học làm bài tự luận sang học làm bài trắc nghiệm.
- Luyện cách phân tích tình huống để đưa ra quyết định lựa chọn phương án đúng.
- Luyện kĩ năng phân tích, liên hệ, so sánh, loại trừ để làm bài tập trắc nghiệm một cách hiệu quả.
- Vận dụng tổng hợp kiến thức và kỹ năng bộ môn một cách tích cực mới có thể có câu trả lời đúng được.
- Điều quan trọng HS phải biết phân tích, tổng hợp, lý giải, nhận xét đánh giá các hiện tượng pháp luật trong thực tiễn đời sống xã hội. Đây là điểm mới mang tính lợi thế nổi bật của đề thi môn GDCD theo hình thức trắc nghiệm, phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay trên thế giới.
- HS phải đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực hơn: Vận dụng nội dung kiến thức bài học vào việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội phự hợp với lứa tuổi một cách nhiều hơn.
- HS rèn luyện các năng lực tư duy phê phán, năng lực phân tích - tổng hợp, năng lực nhận xét đánh giá, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực hiện trách nhiệm công dân,… phù hợp với yêu cầu dạy học theo định hướng trắc nghiệm khách quan.
Hiện nay, đổi mới phương pháp Kiểm tra đánh giá môn GDCD lớp 12 theo hình thức trắc nghiệm khách quan cũng là điều kiện quan trọng cần thiết để đảm bảo thực hiện theo đề án thi THPT quốc gia năm 2017 của Bộ giáo dục và đào tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy học của bộ môn. Vì vậy giáo viên và học sinh cần phải chú trọng thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá để làm cơ sở, động lực cho việc thực hiện hoạt động dạy và học một cách hiệu quả thiết thực nhằm chủ động đáp ứng với yêu cầu của kì thi sắp tới, giúp học sinh nắm vững kiến thức đạt kết quả tốt trong học tập. Tôi tin nếu chúng ta tận dụng được ưu thế của phương pháp này sẽ tạo điều kiện để quá trình kiểm tra - đánh giá phù hợp, phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng học sinh trường ta và học sinh sẽ đạt được kết quả tốt trong các kỡ thi sắp tới./.
Nguồn: Khoa Chính trị - Tâm lý - Giáo dục học