Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Trường Đại học Hải Dương

1. Đặt vấn đề

Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng đối với con người trong đời sống hàng ngày cũng như trong công việc. Nhóm không chỉ là nơi tập hợp 2 hay nhiều cá nhân làm việc mà còn là nơi tụ họp nuôi dưỡng và phát huy các kỹ năng khác nhau của các cá nhân trong sự tương trợ lẫn nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của các thành viên và cùng đạt tới những mục tiêu cụ thể. Trong học tập, nhóm có thể được thành lập do sự phân công của giảng viên (GV) hay do một số bạn có cùng mối quan tâm, tìm hiểu về một chủ đề nào đó mà kết hợp lại thành nhóm để trao đổi, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt kết quả học tập tốt hơn. Ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm gần như không thể tách rời với sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành kinh tế. Nó có thể coi như là hành trang mang theo khi sinh viên ra trường. Trong quá trình đào tạo, trường đại học Hải Dương luôn quan tâm đến rèn luyện. kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm. Thực tế cho thấy đa phần sinh viên từ trung học phổ thông lên đại học đều không thích ứng kịp với cách học và cách làm việc nhóm (LVN). Bên cạnh đó, một số khác đi đã tham gia làm việc nhóm nhưng không tìm thấy được sự thích thú trong công việc cũng như không tạo ra được hiệu quả trong công việc của nhóm.

2. Nội dung nghiên cứu. 

2.1. Về kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Hải Dương. 

Đề khảo sát thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Hải Dương, tác giả tiến hành khảo sát 186 sinh viên năm  thứ 1, khoá  2023 - 2027 của trường đại học Hải Dương. Kết quả.Cụ thể như sau.

2.1.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm. 

Qua câu hỏi “Đối với bạn, kỹ năng làm việc nhóm quan trọng như thế nào?”, kết quả được thể hiện ở bảng1 dưới đây.

STT

Mức độ

Số lượng

%

1

Rất quan trọng

50

26,88

2

Quan trọng

136

71,12

3

Ít quan trọng

0

0

4

Không quan trọng

0

0

Tổng

186

100

Bảng 1 - Mức độ nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm

Thông qua bảng trên tất cả sinh viên đều cho rằng kỹ năng làm việc nhóm đối với họ là rất quan trọng và quan trọng. Chúng ta đều biết làm việc nhóm là một phương pháp học tập mang lại nhiều lợi ích cho các thành viên như học hỏi lẫn nhau, phát huy tinh thần trí tuệ tập thể, rèn luyện nhiều kỹ năng như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng hợp tác. Theo một số sinh viên, đây là phương pháp học tập quan trọng và cần thiết đối với sinh viên, cần được tăng cường sử dụng và phát huy trong học tập. Qua trao đổi, sinh viên Nguyễn Thùy Linh, sinh viên ngành quản trị kinh doanh chia sẻ: “Kỹ năng làm việc nhóm là một trong rất nhiều kỹ năng của người học ở thế kỷ 21, nếu không có kỹ năng này thì quá trình làm việc sẽ không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy theo em, nó rất quan trọng đối với sinh viên nói chung và đối với em nói riêng”

2.1.2. Mức độ thực hiện kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên. 

Mặc dù khẳng định được tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm, nhưng mức độ thực hiện của kỹ năng này như thế nào, chúng tôi sử dụng câu hỏi sau: “Trong quá trình làm việc nhóm, mức độ thực hiện các kỹ năng làm việc nhóm của bạn như thế nào?”. Kết quả thể hiện ở bảng 2.

STT

Các kỹ năng làm việc nhóm

ĐTB

TB

1

Nhóm KN định hướng

2,95

1

2

Nhóm KN tiến hành LVN

2,55

3

3

Nhóm KN báo cáo kết quả LVN

2,67

2

4

Nhóm KN tổng kết, đánh giá kết quả LVN

2,22

4

Tổng số

2,59

 

Bảng 2 - Mức độ thực hiện các kỹ năng làm việc nhóm

Kết quả bằng trên cho thấy các kỹ năng tiến hành làm việc nhóm của sinh viên ở mức độ trung bình (ĐTB=2,59).Kết quả được thể hiện như sau:

Xếp ở vị trí thứ nhất là nhóm kỹ năng định hướng.(ĐTB= 2,93). Với nhóm kỹ năng này chủ yếu sinh viên xác định được đúng mục tiêu cũng như tìm kiếm được tài liệu liên quan đến nhiệm vụ.Tuy nhiên, trong thực tế, sinh viên cũng chia sẻ rằng, đôi lúc chưa xác định đúng trọng tâm, mục tiêu được đề ra dẫn tới làm việc chưa có hiệu quả. Dù có sản phẩm cuối cùng nhưng chất lượng chưa cao, từ đó ảnh hưởng tới kết quả học tập của họ.

Xếp ở vị trí thứ 2 là nhóm kỹ năng báo cáo kết quả (ĐTB=2,67). Ờ kỹ năng này đòi hỏi sinh viên phải thuyết trình, báo cáo kết quả của cả nhóm trước các nhóm khác. Với kỹ năng trên, người báo cáo phải tự tin, nói to, rõ ràng, lưu loát, trình bày ngắn gọn, không dài dòng, đặc biệt là phải trình bày theo cách hiểu chứ không phải là đọc những gì mà họ đã viết lên giấy A0 không hoặc trên powerpoint. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy đa phần sinh viên chưa thành thạo kỹ năng này, họ chủ yếu đọc bản  báo cáo của cả nhóm nên thiếu tính thuyết phục đối với người nghe.

Xếp ở vị trí thứ 3 là  nhóm kỹ năng tiến hành làm việc (ĐTB= 2,54). Khi làm việc nhóm đòi hỏi sinh viên phải có những kỹ năng như lắng nghe, tổng hợp ý kiến của các thành viên, giải quyết mâu thuẫn, đưa và nhận thông tin phản hồi. Qua quá trình quan sát, chúng tôi nhận thấy, sinh viên còn nhiều điều hạn chế khi thực hiện những kỹ năng này, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe và đưa ra những ý kiến nhận xét cũng như nhận lại những thông tin góp ý của các cá nhân khác. Họ chỉ biết đưa ra thông tin của mình, đến khi người khác đưa ra ý kiến thì họ nghe một cách thờ ơ. Khi có ai góp ý thì họ cảm thấy không hài lòng. 

Xếp cuối cùng là nhóm kỹ năng tổng kết, đánh giá kết quả LVN của sinh viên (ĐTB= 2,22). Nhóm kỹ năng này ở mức độ thấp nhất vì sinh viên không thường xuyên làm công việc này. Họ ít khi tổng kết, xem xét cả quá trình làm việc của các thành viên trong nhóm có tốt không, có cần rút kinh nghiệm gì hay không. Qua quan sát, chúng tôi cũng nhận thấy sinh viên làm việc báo cáo xong thì coi như xong việc mà hầu như không có nhóm nào tổng kết, đánh giá quá trình làm việc của nhóm mình. Thực tế, kỹ năng này của sinh viên còn hạn chế. Trong quá trình tổ chức cho sinh viên làm việc nhóm, GV rất ít khi hướng dẫn sinh viên thực hiện hoạt động này.

Để tìm hiểu sâu sắc hơn thực trạng từng kỹ năng làm việc của sinh viên, tác giả đã tìm hiểu cụ thể hơn về nhóm kỹ năng trên. Kết quả được thể hiện như sau:

- Mức độ thực hiện nhóm kỹ năng định hướng.

STT

Các kỹ năng định hướng

ĐTB

TB

1

Xác định được đúng mục tiêu LVN

3,13

1

2

Lựa chọn được phương pháp LVN giữa các thành viên trong nhóm

2,67

4

3

Tìm kiếm được thông tin phục vụ cho việc giải quyết nhiệm vụ

2,89

3

4

Phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm một cách hợp lý

3,01

2

Tổng số

2,93

Bảng 3. Mức độ thực hiện nhóm kỹ năng định hướng 

Kết quả ở bảng 3 cho thấy các kỹ năng định hướng của sinh viên ở mức độ trung bình với ĐTB= 2,93. Điều này được thể hiện cụ thể như sau.:

Xếp ở vị trí thứ nhất là sinh viên đều xác định được đúng mục tiêu, nhiệm vụ mà GV đề ra (ĐTB= 3,13). Xác định mục tiêu đúng thì quá trình làm việc nhóm mới đúng hướng. Việc xác định được đúng mục tiêu không khó khăn nếu sinh viên hiểu đúng yêu cầu của GVđề ra. Tuy nhiên, qua quan sát, chúng tôi nhận thấy nhiều khi sinh viên chưa xác định đúng mục tiêu nên quá trình làm việc của họ chưa hiệu quả.

Ở vị trí thứ 2 là kĩ năng phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm một cách hợp lý với ĐTB= 3,01. Trao đổi với sinh viên, em trần Thu Trang (sinh viên ngành mầm non) chia sẻ: “Có hiểu biết cơ bản về các thành viên là một cách để chúng em phân chia công việc cho hợp lý, công bằng. Ví dụ như tuần này nhà em có việc bận thì em sẽ đề đạt ý kiến với nhóm để phân chia việc cho em ít hơn và em sẽ làm bù vào bài tập nhóm tiếp theo”.

Xếp thứ 3 là tìm kiếm được thông tin phục vụ cho việc giải quyết nhiệm vụ với ĐTB =2,89. Với kỹ năng này, sinh viên cần nhanh chóng tìm kiếm và chọn lựa được tài liệu phù hợp nhất với nhiệm vụ và yêu cầu đề ra. Qua quan sát cho thấy, khi nhận được nhiệm vụ, đa phần sinh viên đều nhanh chóng tìm kiếm được tài liệu để phục vụ cho việc giải quyết vấn đề của họ.

Ở vị trí cuối cùng là lựa chọn được phương pháp làm việc nhóm giữa các thành viên trong nhóm. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy hầu hết các nhóm đều không thực hiện kỹ năng này giữa các thành viên. Do vậy, nhiều khi dẫn đến mâu thuẫn trong nhóm mà họ không giải quyết được. Phần lớn các nhóm khi được phỏng vấn đều chọn phương pháp thống nhất ý kiến “theo đa số”

2.1.3. Mức độ thực hiện các kỹ năng tiến hành làm việc nhóm của sinh viên. 

Qua nghiên cứu cho ta số liệu ở bảng 4.

STT

Các kỹ năng tiến hành làm việc nhóm

ĐTB

TB

1

KN truyền đạt thông tin

2,62

1

2

KN lắng nghe

2,52

3

3

KN đưa ra ý kiến phản đối hoặc tán thành

2,54

2

4

KN giải quyết mâu thuẫn

2,51

4

Tổng số

2,59

 

Bảng 4.  Mức độ thực hiện các kỹ năng tiến hành làm việc nhóm 

Kết quả ở bảng 4 cho thấy mức độ thực hiện các kỹ năng tiến hành làm việc nhóm ở mức độ trung bình (ĐTB= 2,55). Điều này được cụ thể như sau:

Kỹ năng truyền đạt thông tin xếp ở vị trí thứ 1 nhưng chỉ ở mức độ trung bình với ĐTB= 2,62. Ờ kỹ năng này, sinh viên phải chọn lọc ý tưởng phù hợp với chủ đề thảo luận của nhóm; sắp xếp trình tự trình bày ý tưởng theo mức độ ưu tiên và trình bày ngắn gọn, rõ ràng tập trung vào chủ đề.Thực tế cho thấy, khi thảo luận, nhóm sinh viên vẫn có lúc chưa xác định được rõ nội dung cần thảo luận nên chưa biết chọn lọc ý tưởng. Có trường hợp sinh viên khi tìm hiểu nội dung thảo luận thấy có rất nhiều chủ đề liên quan nên ôm đồm chưa biết chắt lọc phù hợp với chủ đề dẫn tới việc trình bày nội dung lan man chưa có trọng tâm. Không chỉ vậy nội dung thảo luận mới chỉ dừng ở mức độ là những thông tin “thô” được tổng hợp lại từ sách Giáo trình, từ báo hay các tài liệu tham khảo. Sinh viên chưa hiểu sâu về nội dung chủ đề nên họ chưa thể lấy được những ví dụ cụ thể để minh họa cho phần nội dung kiến thức đó.

Xếp ở vị trí thứ 2 là kĩ năng đưa ra ý kiến phản hối hoặc tán thành (ĐTB = 2,54). Kỹ năng này được thể hiện như việc đưa ra những ý kiến đóng góp và nhận lại những ý kiến đóng góp của các thành viên khác. Khi nhận xét đưa ra thông tin phản hồi đối với người nghe cần khách quan, từ ngữ đơn giản, dễ hiểu với thái độ tôn trọng, thân thiện, nhẹ nhàng, phải biết đưa ra những ưu điểm, sau đó mới đến những hạn chế. Đặc biệt cần bình tĩnh, kiềm chế được sự bực tức hay tính tự ái khi người khác góp ý. Sinh viên cũng chia sẻ kỹ năng phản hồi thông tin của họ còn chưa tốt, vẫn chưa tách rời được tình cảm cá nhân với cầu công việc. Một bộ phận sinh viên khi phản hồi lại chỉ chăm chú vào những lỗi lầm của bạn mà chỉ trích. Sinh viên Trần Văn cao cho biết: “Thực tế khì chúng em nghe các nhóm khác trình bày chỉ để ý đến những hạn chế của họ. Do đó, khi giáo viên yêu cầu đưa ra nhận xét, chúng em đều nói lên những  hạn chế của họ với thái độ rất thích thú vì giống như là một thành tích của nhóm mình”.

Xếp ở vị trí thứ 3 là  KNlắng nghe. Ở kỹ năng này, sinh viên cũng chỉ đạt mức độ trung bình (ĐTB= 2,52), thể hiện ở chỗ lắng nghe, ghi chép đầy đủ những nội dung các thành viên trình bày khi làm việc nhóm và ghi lại những thắc mắc để sau đó cùng bàn luận, chăm chú nhìn người nói, thỉnh thoảng gật đầu. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy rất ít sinh viên thực hiện tốt điều này, phần lớn họ chỉ ngồi lắng nghe mà không tập trung chú ý. Đánh giá sẽ đùn đẩy nhau trả lời hoặc không có ý kiến do chưa tập trung lắng nghe. Qua trao đổi, sinh viên Nguyễn Thuý M cho biết: “Đôi lúc, trong khi làm việc nhóm em cũng không lắng nghe các bạn nói gì vì em thấy nội dung không hấp dẫn mà dài dòng. Thỉnh thoảng lúc nào mệt quá, em cũng chẳng tập trung được, chỉ ngồi góp mặt cho đủ thôi”.

Xếp ở vị trí cuối cùng là kỹ năng giải quyết mâu thuẫn với ĐTB= 2,51. Điều đó thể hiện ở khả năng sinh viên tìm hiểu được những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa các thành viên, biết lựa chọn những cách tối ưu nhất để giải quyết mâu thuẫn. Sinh vien Chu Diệu Linh chia sẻ: “Mâu thuẫn chỉ xảy ra khi các thành viên trong nhóm không thống nhất được ý kiến chung, mỗi người đều cho rằng ý kiến của mình là đúng. Nhóm trưởng không giải quyết được nên nhiều lúc chúng em cần phải nhờ sự trợ giúp của giáo viên”.

Tuy nhiên, việc xác định đúng nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn thôi là chưa đủ mà cần phải có thái độ thiện chí khi giải quyết những mâu thuẫn thì mới đem lại những kết quả tốt nhất.

- Mức độ khi thực hiện các kỹ năng báo cáo kết quả làm việc nhóm.

STT

Các kỹ năng báo cáo kết quả làm việc nhóm

ĐTB

TB

1

Trình bày kết quả ngắn gọn, đẹp và khoa học

2,85

1

2

Tự tin khi báo cáo trước lớp

2,59

3

3

Biết nhì vào người nghe khi báo cáo kết quả

2,56

2

4

Trình bày trước lớp một cách rõ ràng, dễ hiểu

2,78

4

5

Trả lời rõ ràng, cụ thể những câu hỏi cácnhóm khác đặt ra

2,45

 

6

Thời gian báo cáo luôn đúng quy định

2,90

 

Tổng

2,67

 

Bảng 5. Mức độ khi thực hiện các kỹ năng báo cáo kết quả làm việc nhóm. 

Thông qua kết quả thu được ở bảng 5 cho thấy mức độ thực hiện kỹ năng báo cáo kết quả làm việc nhóm của sinh viên ở mức độ trung bình với ĐTB= 2,67, cụ thể như sau:

Xếp vị trí đầu tiên là thời gian báo cáo luôn đúng quy định  (ĐTB= 2,90). Trong quá trình báo cáo kết quả, các nhóm đã có sự  phân công công việc hợp lý trong khoảng thời gian cho phép. Tùy thuộc vào thời gian được đưa ra mà nhóm làm việc của sinh viên đã chắt lọc, lựa chọn thông tin cho phù hợp. Thực tế quan sát cũng như thông qua chia sẻ của sinh viên, chúng tôi thấy khi thời gian giới hạn với bài tập nhóm cho sinh viên càng ngắn, càng thúc đẩy sinh viên suy nghĩ và đưa ra những ý tưởng phù hợp, dẫn tới hiệu quả cao.

Xếp vị trí thứ 2 là trình bày kết quả khoa học ngắn gọn và đẹp mắt (ĐTB= 2,85). Phần lớn các bài tập nhóm hiện nay khi tổ chức trong giờ học, sinh viên sẽ được trình bày ra giấy A0 họăc trình chiếu powerpoint. Hiện nay đã có nhiều ứng dụng cụ thể như sử dụng mindmap sơ đồ tư duy, hình ảnh minh họa, sử dụng từ khóa… để trình bày sản phẩm của nhóm mình, khoa học, dễ nhớ, dễ hiểu gây ấn tượng với người xem. Trong thực tế, sinh viên rất ít khi sử dụng những cách này, họ mới chỉ áp dụng theo cách đơn thuần là chia cột gạch đầu dòng và viết cái ý tưởng của mình. Nếu có sử dụng sơ đồ tư  duy thì còn rất đơn điệu, chưa phong phú.

Thứ 3 là trình bày trước lớp một cách rõ ràng, dễ hiểu (ĐTB= 2,78); thứ tư là tự tin khi báo cáo trước lớp (ĐTB= 2,59);  vị trí thứ 5 là biết nhìn vào người nghe khi báo cáo kết quả (ĐTB= 2,56). Thực tế, qua phỏng vấn và quan sát, chúng tôi thấy kỹ năng này của sinh viên còn hạn chế, họ chỉ lên đọc nội dung được ghi trên sản phẩm là coi như xong. Rất ít sinh viên có khả năng báo cáo một cách tốt nhất  Xếp vị trí cuối cùng là trả lời rõ ràng cụ thể những câu hỏi của nhóm khác đặt ra (ĐTB=2,45). Qua quan sát thực tế cho thấy nhiều sinh viên khi được hỏi thường lúng túng, không trả lời được câu hỏi của các nhóm khác. Bên cạnh đó, sinh viên trả lời được thì lại dài dòng, không đúng trọng tâm, vấn đề được hỏi.

2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Hải Dương. 

2.2.1. Đối  với nhà trường 

Nhà trường cần tăng cường tổ chức các cuộc thi, hội thảo, hoạt động ngoại khóa để nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm cho sinh viên. Ngoài ra, nhà trường có thể lập l các diễn đàn câu lạc bộ để sinh viên chủ động trao đổi các kỹ năng cần thiết, nhà trường cần đầu 4 thêm các môi trường để sinh viên hoạt động nhóm như phòng học nhóm riêng, hội trường, quán cà phê phục vụ cho sinh viên, trao đổi kiến thức và bổ sung thêm các môn học liên quan đến kỹ năng làm việc nhóm hoặc thêm các hoạt động bắt buộc liên quan đến hoạt động nhóm trong từng môn học.Tăng cường các trang thiết bị tại phòng học, giáo trình, tài liệu tham khảo internet.Cụ thể, thực hiện kế hoạch số  01/KH-TTKN và PTKNXH ngày 10/6/2020 Của trung tâm khởi nghiệp và phát triển kỹ năng xã hội về việc tổ chức lễ ra mắt “Câu lạc bộ kỹ năng và sự kiện UHD”; .Được sự nhất trí của Đảng ủy, B.an giám hiệu nhà trường ngày 19 tháng sáu 2020,Trung tâm khởi nghiệp và phát triển kỹ năng xã hội trường đại học Hải Dương đã long trọng tổ chức Lễ ra mắt “Câu lạc bộ kỹ năng và sự kiện UHD”.  Sự ra đời của câu lạc bộ nhằm hướng tới mục đích phát triển các kỹ năng mềm và kỹ năng sống thông qua hoạt động tổ chức các chương trình văn nghệ, hoạt động thiện nguyện và ngoại khóa, phát hiện và bồi dướng năng khiếu cho sinh viên, tạo không gian để sinh viên có cơ hội thể hiện tài năng, từ đó trau dồi phát triển năng lực, khả năng của bản thân, tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên nhằm kết nối với sinh viên có cùng sở thích và đam mê, cùng nhau sinh hoạt và học tập. 

2.2.2. Đối với giáo viên 

Mỗi giáo viên đều có những phương pháp giảng dạy, cách thức triển khai bài giảng, hướng dẫn cách học, cách làm việc nhóm là khác nhau.Từ kết quả khảo sát chỉ ra để sinh viên có kỹ năng làm việc nhóm tốt, giáo viên cần hướng dẫn sinh viên về cách làm việc hiệu quả. Thực tế cho thấy có sự hạn chế  hướng dẫn của giáo viên dẫn đến việc sinh viên gặp nhiều khó khăn khi làm việc nhóm. Do đó, giáo viên có thể hỗ trợ sinh viên bằng cách hướng dẫn cách tổ chức nhóm, đánh giá thành viên trong nhóm, cung cấp thông tin cần thiết mà sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận trong làm việc nhóm, ra bài tập nhóm phù hợp với đối tượng sinh viên để không bị quá sức và áp lực.

Ví dụ: Để thảo luận nội dung: Trình bày khái niệm nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh.Theo đồng chí trong các nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, nguồn gốc nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao? Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm với 2 nội dung cụ thể. Nhóm 1 trình bày khái niệm, nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh; Nhóm 2: Trong các nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, nguồn gốc nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao? Mỗi nhóm sẽ có 5 đến 10 phút chuẩn bị nội dung trình bày?

Tiến trình thực hiện.Báo cáo nội dung vấn đề thảo luận.Giáo viên yêu cầu sinh viên trong nhóm trình bày những yêu cầu của nội dung câu hỏi các thành viên trong nhóm bổ sung để hoàn chỉnh nội dung, trả lời, thảo luận. Sau khi nhóm báo cáo đã trình bày hoàn chỉnh nội dung nhóm nghe báo cáo sẽ chuẩn bị câu hỏi để chất vấn, yêu cầu làm rõ một số vấn đề trong nội dung báo cáo hoặc đưa ra tình huống giả định cho nhóm báo cáo.Báo cáo.Trong vấn đề trong nội dung bài học.Đây là một hoạt động rất sôi nổi, tạo nên không khí thoải mái trong lớp học cũng như tính cạnh tranh trong học tập, tạo ra động lực lớn trong quá trình tiếp nhận tri thức

Cuối cùng, tổng kết giáo viên đưa ra hệ thống kiến thức chuẩn cho những tranh luận và ý kiến phát biểu của sinh viên. Trên cơ sở ví dụ trên, giáo viên khẳng định tính đúng đắn của quan điểm cho rằng “Chủ nghĩa Mác Lê nin chính là cơ sở quyết định đến quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh”. Vì chủ nghĩa Mác Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đã  tiếp thu lý luận của Mác Lê lin theo  phương pháp mácxít,  nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất. Người vận dụng lập trường quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,.Cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác Lê-nin

2.2.3. Đối với sinh viên 

Sinh viên cần có ý thức rằng kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng vô cùng quan trọng trong học tập và công việc sau này, cho nên sinh viên cần tích cực, chủ động, tự rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong quá trình học tập. Khi tham gia làm việc nhóm, sinh viên cần tổ chức phân công công việc trong nhóm rõ ràng. Khi một nhóm mới hình thành, cần phân chia công việc rõ ràng, phù hợp với khả năng của từng thành viên trong nhóm.Nên bầu ra trưởng nhóm chịu trách nhiệm trong quá trình làm việc nhóm để đảm bảo công việc được hoàn thành tốt nhất. Trưởng nhóm phải là người có kỹ năng lãnh đạo, dẫn dắt các thành viên trong nhóm, huy động tinh thần làm việc nhóm của mọi người, khuyến khích sự phối hợp của các thành viên nhằm hoàn thành tốt công việc của nhóm. Cần có thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm. Thực tế cho thấy thực trạng làm việc nhóm của sinh viên hiện nay kém hiệu quả. Để cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, thái độ của sinh viên trong làm việc nhóm là vô cùng quan trọng. Do đó, sinh viên cần phải có thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm khi làm việc nhóm để làm việc nhóm hiệu quả. Để làm việc nhóm hiệu quả, sinh viên cần hiểu đúng đắn mục đích, ý nghĩa của làm việc nhóm và hướng đến mục tiêu chung. Biết lắng nghe và đưa ra ý kiến cá nhân.

3. Kết luận 

Định hướng tư tưởng chiến lược.để đổi mới phương pháp dạy học đã được chỉ rõ trong các văn kiện đại hội Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội là chuyển biến cách dạy cách học từ thụ động sang chủ động, sáng tạo, phát huy tính tích cực của người học, tăng cường thực hành thực nghiệm và phát triển trí tuệ, nhất là năng lực suy nghĩ độc lập, kỹ năng giải quyết vấn đề, tăng cường giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống, tình cảm và năng lực xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Làm việc nhóm là một trong những phương pháp rèn luyện được cho sinh viên nhiều kỹ năng trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Qua kết quả thực trạng trên, chúng ta có thể khẳng định sinh viên trường đại học Hải Dương chưa có kỹ năng làm việc nhóm tốt, các kỹ năng định hướng, KN tiến hành và KN báo cáo kết quả LVN ở mức độ trungbình. Kĩ năng tổng kết, đánh giá kết quả làm việc nhóm ở mức độ còn thấp. Do vậy, để có được những kỹ năng làm việc nhóm tốt, sinh viên cần phải chủ động tích cực trong quá trình làm việc nhóm, Các GV cũng cần có những hướng dẫn cụ thể cho sinh viên để họ có được những kỹ năng tốt nhất trong quá trình làm việc nhóm. Để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên. cần thực hiện đồng nhất các giải pháp, trong đó nhà trường, GV, SV đều có vai trò quan trọng đến nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên.

Tin bài: Khoa Chính trị - Tâm lý - Giáo dục học