Giới thiệu ngành Kỹ thuật điện

Ngành đào tạo: Kỹ thuật điện

Trình độ đào tạo: Đại học

Mã ngành đào tạo: 7520201

Loại hình đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 4,5-5 năm

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 156 tín chỉ (Chưa bao gồm GDTC và GDQP)

Tổ hợp môn xét tuyển:

 

  A00: Toán - Lý - Hóa

  A01: Toán - Lý - Anh

 

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện trình độ đại học theo định hướng ứng dụng nhằm đào tạo các kỹ sư có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện về lĩnh vực điện-điện tử, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên tiến; kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nghiên cứu phát triển, đổi mới và sử dụng các công nghệ phù hợp trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm, chịu trách nhiệm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc lĩnh vực điện-điện tử, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ; đáp ứng tốt nhu cầu của giới tuyển dụng và các bên liên quan.

1.2. Mục tiêu cụ thể (PEO)

Người học chương trình đào tạo Kỹ thuật điện sau 2-3 năm tốt nghiệp có khả năng (PEO - Program Education Objectives):

PEO 1: Thực hiện các nhiệm vụ thiết kế, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và quản lý trong lĩnh vực điện, điện tử.

PEO 2: Làm việc chuyên nghiệp trong môi trường liên ngành và đa quốc gia.

PEO 3: Phát huy sự trung thực, trách nhiệm, cam kết chất lượng và chủ động học tập trong quá trình hoạt động nghề nghiệp.

2. CHUẨN ĐẦU RA (SO)

Người học chương trình đào tạo Kỹ thuật điện tại thời điểm tốt nghiệp có khả năng (SO – Student Output):

SO 1: Áp dụng kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng và các công cụ hiện đại của toán học, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực điện, điện tử (PEO 1).

SO 2: Thiết kế, thi công một hệ thống, một thành phần hoặc một quá trình trong lĩnh vực điện, điện tử đáp ứng các yêu cầu cụ thể cho các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực điện, điện tử (PEO 2).

SO 3: Giao tiếp bằng văn viết, bằng lời nói và bằng đồ họa trong các môi trường làm việc kỹ thuật và phi kỹ thuật; có khả năng lựa chọn và sử dụng tài liệu kỹ thuật phù hợp (PEO 2, PEO 3).

SO 4: Làm việc hiệu quả với vai trò là một thành viên hoặc người đứng đầu trong các nhóm kỹ thuật (PEO 2, PEO 3).

SO 5: Thực hiện các quy trình đo kiểm tiêu chuẩn, đo lường và thí nghiệm; phân tích và giải thích kết quả thực nghiệm để cải tiến quy trình (PEO 1).

SO 6: Nhận thức được trách nhiệm tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm đối với nghề nghiệp, môi trường và xã hội (PEO 2, PEO 3).

3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

STT

học phần

Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Ghi chú

Lên lớp

Tự học, tự nghiên cứu

thuyết

Bài tập, Thảo luận,Thực hành

1. Kiến thức giáo dục đại cương

(Không tính các môn GDTC và GDQP và AN)


32


333


162


1105


Lí luận chính trị, pháp luật

13

137

58

455


1

POL001

Triết học Mác - Lênin

3

36

9

105


2

POL002

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

2

20

10

70


3

POL003

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

20

10

70


4

POL004

Lịch sử Đảng CSVN

2

20

10

70


5

POL005

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

20

10

70


6

PSY015

Pháp luật đại cương

2

21

9

70


Khoa học Tự nhiên, toán học, tin học

12

126

69

405


7

117902

Giải tích

3

30

15

105


8

117901

Đại số

3

30

15

105


9

116921

Vật lý đại cương

3

40

5

105


10

116904

Thí nghiệm vật lý đại cương

1

0

30

20


11

IT014

Tin học đại cương

2

15

15

70


Ngoại ngữ

7

70

35

245


12

EN012

Tiếng Anh 1

3

30

15

105


13

EN013

Tiếng Anh 2

4

40

20

140


Giáo dục thể chất

4

12

48

140


14

PE006

Giáo dục thể chất 1

2

6

24

70


15

PE007

Giáo dục thể chất 2

2

6

24

70


Giáo dục quốc phòng và an ninh

165t

77

88



16

ME008

Giáo dục quốc phòng - an ninh 1: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam


37

8



ME009

Giáo dục quốc phòng - an ninh 2: Công tác quốc phòng và an ninh


22

8



ME010

Giáo dục quốc phòng - an ninh 3: Quân sự chung


14

16



ME011

Giáo dục quốc phòng - an ninh 4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật


4

56



2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

124

1162

668/638

3660/3690


2.1. Kiến thức cơ sở ngành

51

527

328

1695


Các học phần bắt buộc






17

116903

Đại cương về kĩ thuật

2

30

0

70


18

116922

Vẽ kỹ thuật

2

20

10

70


19

106902

Autocad

1

0

30

20


20

117905

Hàm phức và các phép biến đổi

2

20

10

70


21

109906

Kỹ thuật lập trình

3

30

15

105


22

116923

Lý thuyết mạch

3

40

5

105


23

116921

Vật liệu điện - điện tử

2

30

0

70


24

116906

Cấu kiện điện tử

2

25

5

70


25

116913

Lý thuyết trường điện từ

3

37

8

105


26

116907

Điện tử tương tự

3

35

10

105


27

116908

Điện tử số

3

35

10

105


28

116924

Kỹ thuật đo lường

2

25

5

70


29

116910

Lý thuyết điều khiển tự động

2

20

10

70


30

116932

Cảm biến

2

25

5

70


31

106901

An toàn điện

2

20

10

70


32

106909

Khí cụ điện

3

30

15

105


33

106911

Máy điện

3

40

5

105


34

116925

Xử lý tín hiệu số

3

30

15

105


35

116926

Thông tin số

3

35

10

105


36

116912

Thực hành điện tử cơ bản

2

0

60

40


37

106915

Thí nghiệm máy điện

1

0

30

20


38

106920

Thực hành điện cơ bản

2

0

60

40


2.2. Kiến thức chuyên ngành

63

635

340/310

1965/1995


Các học phần bắt buộc

46

485

235

1400


39

115920

Tiếng Anh chuyên  ngành (KT điện, ĐT)

3

30

15

105


40

116930

Điện tử công suất

3

30

15

105


41

116918

PLC

3

30

15

105


42

116909

Kỹ thuật ghép nối máy tính

2

20

10

70


43

116920

Kỹ thuật vi điều khiển

3

30

15

105


44

116918

Truyền số liệu

3

40

5

105


45

106904

Cơ sở truyền động điện

3

40

5

105


46

106910

Kỹ thuật chiếu sáng

3

40

5

105


47

106919

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

3

45

0

105


48

106924

Trang bị điện, điện tử

3

40

5

105


49

106903

Bảo vệ rơ le và tự động hoá trong hệ thống điện

3

45

0

105


50

106914

Nhà máy điện và trạm biến áp

3

40

5

105


51

106913

Năng lượng mới và tái tạo

2

30

0

70


52

106908

Hệ thống điện cho các toà nhà

2

25

5

70


53

106905

ĐAMH Thiết kế hệ thống cung cấp điện

1

0

15

35


54

116953

Đồ án 1 (Điện tử công nghiệp)

1

0

15

35


55

106906

Đồ án 2 (Điện công nghiệp và dân dụng)

1

0

15

35


56

106922

Thực tập tại cơ sở

4

0

60


6 tuần thực tế

Các học phần tự chọn:  (Chọn 1 trong 2 Mô đun sau)

17

150

135/105

565/595


Tự chọn 1 (Mô đun Điện công nghiệp)

17

150

135

565


57

106918

Thiết bị khí nén và thuỷ lực

3

30

15

105


58

106921

Thực hành điện công nghiệp

2

0

60

40


59

106916

Thiết bị điện lạnh

3

30

15

105


60

106924

Hệ thống điều khiển và giám sát từ xa

3

30

15

105


61

106925

Hệ thống cơ điện tử

3

30

15

105


62

106926

Hệ thống đo và điều khiển công nghiệp

3

30

15

105


Tự chọn 2 (Mô đun Điện tử công nghiệp)

17

150

105

595


63

116944

PLC nâng cao

3

15

30

105


64

116936

Đo lường và điều khiển bằng máy tính

2

15

15

70


65

116940

Thiết bị điện tử công nghiệp

3

30

15

105


66

116942

Điều khiển Robot công nghiệp

3

30

15

105


67

116943

Hệ thống điều khiển tuần tự

3

30

15

105


68

116941

Mạng truyền thông công nghiệp

3

30

15

105


2.3. Nghiệp vụ thực hành, thực tập

4

0

60



69

106923

Thực tập tốt nghiệp

4

0

60


Thực tập 4-6 tuần

2.4. Đồ án/ Học phần thay thế






Đồ án tốt nghiệp

6

0

90



70

106907

Đồ án tốt nghiệp

6

0

90


6-8 tuần

Học phần thay thế

6

60

30

210


71

106926

Điều khiển thiết bị điện

3

30

15

105


72

106912

Máy điện trong thiết bị tự động và điều khiển

3

30

15

105




Tổng cộng

156

1495

830/800

4765/4795

 

4. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
- Kỹ sư bảo trì, vận hành hệ thống điện, điện tử trong doanh nghiệp.
- Kỹ sư lập trình điều khiển hệ thống điện tự động hóa.
- Kỹ sư tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống điện, điện tự động hóa trong doanh nghiệp, tòa nhà…
- Kỹ sư thiết kế tại các công ty tư vấn thiết kế điện, thiết bị điện, xây lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.
- Cán bộ quản lý, giám sát, điều hành hệ thống điện, điện tử trong các dây chuyền sản xuất; quản lý tại các doanh nghiệp nhà nước phụ trách quy chuẩn an toàn điện thuộc Bộ Công thương, Bộ Xây dựng.
- Cán bộ nghiên cứu, kinh doanh tại các trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, sản xuất, kinh doanh lĩnh vực Điện, Điện tử.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm các vị trí như:

- Giáo viên, giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề, các sơ sở giáo dục phổ thông.

5. ĐIỂM TRÚNG TUYỂN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN (NĂM 2023)

- Xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT                : 15,00 điểm

- Xét theo kết quả học tập THPT (xét học bạ)  : 15,50 điểm

6. CÁC TỐ CHẤT ĐỂ HỌC NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN

- Kiến thức Toán học và Vật lý;

- Sự tò mò và sự sáng tạo;

- Kỹ năng phân tích và logic;

- Kỹ năng giải quyết vấn đề;

- Kiến thức về công nghệ thông tin;

- Kỹ năng làm việc nhóm;

- Sự kiên nhẫn và sự tỉ mỉ;

- Kỹ năng giao tiếp.

7. THÔNG TIN LIÊN HỆ

KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

- Phó Trưởng khoa - Phụ trách: Cô Nguyễn Thị Toan, Điện thoại: 0974.715.978

- Phụ trách Bộ môn: Cô Đinh Thị Trung Hiếu, Điện thoại: 0976.522.738

- Văn phòng khoa: Phòng 105.A3, Trường Đại học Hải Dương, Đường Trần Ích Phát, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương

- Điện thoại/Hotline: 0378.168.685 (Giáo vụ khoa)

- Email: uhdnguyentoan.edu@gmail.com

- Website:  www.uhd.edu.vn