Một số điểm mới trong Luật đấu thầu 2023 (Phần 2)

7. Về bảo đảm thực hiện hợp đồng

Về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng với nhà thầu, ngoài các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng như đã quy định tại Luật đấu thầu 2013, thì Luật đấu thầu 2023 đã có các thay đổi:

+ Bỏ biện pháp bảo đảm: “ký quỹ”;

+ Bổ sung thêm quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: “nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam”.

- Về mức bảo đảm thực hiện hợp đồng, trường hợp không áp dụng bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời điểm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, Luật đấu thầu 2023 có quy định sửa đổi, bổ sung như sau:

Nội dung

Luật đấu thầu 2013

Luật đấu thầu 2023

Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng

 

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu.

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá hợp đồng.

Trường hợp không áp dụng bảo đảm thực hiện hợp đồng

Không quy định

Bổ sung trường hợp:

Nhà thầu thực hiện gói thầu có giá gói thầu thuộc hạn mức chỉ định thầu như sau: Gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng.

Thời điểm thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

Trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

Trước hoặc cùng thời điểm hợp đồng có hiệu lực.

8. Về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu

Quy trình lựa chọn nhà thầu:

Nội dung

Luật đấu thầu 2013

Luật đấu thầu 2023

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, hạn chế

 Thương thảo hợp đồng là bước bắt buộc đối với tất cả các gói thầu thuộc trường hợp đấu thầu rộng rãi, hạn chế;

- Thương thảo hợp đồng là bước bắt buộc đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.

-  Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất;

Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh

Quy định quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh gồm 02 trường hợp:

- Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường;

- Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn;

Không còn quy định riêng cho chào hàng cạnh tranh theo thủ tục rút gọn

Đấu thầu qua mạng:

Đẩy mạnh đấu thầu qua mạng nhằm tăng cường tính công khai minh bạch, cụ thể Luật đấu thầu 2023 đã luật hóa các quy định liên quan đến việc đấu thầu qua mạng bao gồm lộ trình, các nội dung lựa chọn nhà thầu thực hiện trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thay vì quy định tại Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/05/2022 của Bộ KHĐT quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Theo đó lộ trình đấu thầu qua mạng đối với các gói thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như sau:

+  Từ ngày 01/01/2014 đến hết ngày 31/12/2024, việc đấu thầu qua mạng hoặc không qua mạng thực hiện theo quy định của Chính phủ.

+ Từ ngày 01/01/2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định của Chính phủ.

9. Về thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu

- Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu 2023 đã bỏ các quy định về thời gian: (i) Phê duyệt KHLCNT; (ii) Thời gian phát hành Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; (iii) Thời gian đánh giá Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đề xuất hồ sơ dự thầu; (iv) Thời gian thẩm định cho từng nội dung thẩm định: kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu; (v) Thời gian phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu; (vi) Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu; (vii) Thời gian phê duyệt hoặc có ý kiến xử lý về kết quả lựa chọn nhà thầu.

Đồng thời Luật đấu thầu 2023 đã giao quyền cho người có thẩm quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm quyết định thời gian thực hiện nói trên và đối với các công việc khác trên cơ sở đảm bảo tiến độ của dự án gói thầu.

- Đối với các thời gian của các công việc còn lại, Luật đấu thầu 2023 đã thay đổi, cụ thể: rút ngắn thời gian thực hiện, chi tiết tại bảng sau:

Nội dung

Luật đấu thầu 2013

Luật đấu thầu 2023

Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển

 c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ quan tâm trước thời điểm đóng thầu;

d) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự sơ tuyển trước thời điểm đóng thầu;

đ) Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ yêu cầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ đề xuất trước thời điểm đóng thầu;

a) Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;

Thời gian chuẩn bị hồ sơ sự thầu

e) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 20 ngày đối với đấu thầu trong nước và 40 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu;

b) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế tối thiểu là 18 ngày đối với đấu thầu trong nước, 35 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước,18 ngày đối với đấu thầu quốc tế;

c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với chào hàng cạnh tranh tối thiểu là 05 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;

d) Trường hợp gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật đấu thầu nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngày kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;

Thơi gian sửa đổi hồ sơ mời thầu

m) Thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 15 ngày đối với đấu thầu quốc tế trước ngày có thời điểm đóng thầu;

 

 

 

đ) Việc sửa đổi hồ sơ mời thầu được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 10 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, việc sửa đổi hồ sơ mời thầu được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.

10. Về hồ sơ mời thầu

Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu, Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung Điều 44 quy định về nội dung phải có trong hồ sơ mời thầu (chi tiết quy định tại khoản 1 Điều 44). Theo đó, Luật cũng quy định về việc hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Ngoài ra, theo định nghĩa về Hồ sơ mời thầu tại Luật đấu thầu 2023, hình thức chào hàng cạnh tranh cũng sử dụng Hồ sơ mời thầu thay cho Hồ sơ yêu cầu (như quy định tại Luật đấu thầu 2013) để làm căn cứ cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu.

11. Về hợp đồng với nhà thầu

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong đấu thầu, Luật đấu thầu 2023 đã hoàn thiện quy định về hợp đồng theo hướng: Phân biệt rõ các trường hợp áp dụng loại hợp đồng với nhà thầu; Theo đó, ngoài các loại Hợp đồng: Hợp đồng trọn gói, Hợp đồng theo đơn giá cố định, Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, Hợp đồng theo thời gian, Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung thêm một số loại hợp đồng trên cơ sở thực tiễn bao gồm: Hợp đồng theo chi phí cộng phí, Hợp đồng theo kết quả đầu ra, Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm, Hợp đồng hỗn hợp;

Đối với hợp đồng trọn gói, Luật đấu thầu 2023 cũng đã bãi bỏ quy định hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản.

- Bổ sung quy định về nguyên tắc thực hiện hợp đồng. Theo đó, Điều 69 Luật đấu thầu 2023 quy định các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện theo hợp đồng đã ký kết, bảo đảm trung thực, hợp tác và đúng pháp luật, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.  

- Bổ sung quy định về các trường hợp sửa đổi hợp đồng thay cho nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng đã được quy định tại Luật đấu thầu 2013. Theo đó, Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung quy định như sau:

Nội dung sửa đổi hợp đồng có thể bao gồm: khối lượng, tiến độ, giá, áp dụng tùy chọn mua thêm và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết trừ trường hợp việc thay đổi giá hợp đồng, khối lượng và nội dung khác đã được quy định trong hợp đồng đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: (i) Không vượt giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp dự toán gói thầu được phê duyệt sau khi có KHLCNT thì không vượt dự toán gói thầu; (ii) Không vượt thời gian thực hiện gói thầu ghi trong hợp đồng; (iii) Phương pháp, công thức, hạng mục và các nội dung cần thiết để điều chỉnh đã quy định trong hợp đồng thì các bên không phải ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng.

Như vậy, việc sửa đổi hợp đồng liên quan đến giá hợp đồng áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng thay vì quy định việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ được áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian như quy định tại Luật đấu thầu 2013.

Tổng hợp: Phòng Tài chính - Kế toán