Một số điểm mới trong Luật đấu thầu 2023 ( Phần 1)

Ngày 23/6/2023, Quốc hội đã ban hành Luật số 22/2023/QH15, ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Luật Đấu thầu năm 2023 gồm 10 Chương, 96 Điều, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024. Luật đấu thầu mới sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc lựa chọn nhà thầu. 

Dưới đây là tổng hợp, đánh giá một số điểm mới của Luật đấu thầu 2023 trên cơ sở so sánh với các quy định tại Luật Đấu thầu 2013 như sau:

1. Về đối tượng áp dụng

So với Luật Đấu thầu 2013 thì Luật Đấu thầu 2023 đã bổ bổ sung thêm đối
tượng áp dụng là doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Do vậy, nếu thực hiện các dự án đầu tư, các công ty con do Tập đoàn, Tổng công ty (doanh nghiệp nhà nước) nắm giữ 100% vốn điều lệ cũng thuộc đối tượng áp dụng của quy định này. Và bổ sung Gói thầu trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, máy móc, thiết bị hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước

2. Về hình thức lựa chọn nhà thầu

Về cơ bản, các hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định tại Điều 20 Luật đấu thầu 2023 không thay đổi so với Luật đấu thầu 2013. Tuy nhiên, có một số hình thức lựa chọn nhà thầu có thay đổi cụ thể như sau:

2.1. Đối với hình thức chỉ định thầu:

Luật đấu thầu 2023 đã luật hóa quy định về các hạn mức để các gói thầu được áp dụng hình thức chỉ định thầu và điều chỉnh một số trường hợp, hạn mức được áp dụng hình thức chỉ định thầu so với quy định hiện tại.

2.2. Đối với hình thức chào hàng cạnh tranh

        Ngoài các trường hợp gói thầu được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh quy định tại Luật đấu thầu 2013, thì Điều 24 Luật đấu thầu 2023 bổ sung thêm trường hợp gói thầu được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh là: “Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng điều kiện là gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt”.

        Đồng thời, Luật đấu thầu 2023 đã luật hóa quy định về hạn mức của các gói thầu thuộc trương hợp được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh (gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng) tại Điều 24 Luật đấu thầu 2023 thay vì quy định tại Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như hiện nay.

3. Về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung quy định về “Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án”. Đây là nội dung mà Chủ đầu tư có thể trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án được lập đồng thời hoặc độc lập với báo cáo nghiên cứu khả thi và được phê duyệt sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt. Đây là quy định không bắt buộc áp dụng, tuy nhiên, chủ đầu tư có thể căn cứ quy mô tính chất công tác đấu thầu của dự án để lập “Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án”.

Do vậy, trong trường hợp Dự án có “Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án” thì việc phê duyệt KHLCNT ngoài bảo đảm bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm còn cần phải phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được đã được duyệt.

Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (“KHLCNT”):

  • Bổ sung quy định về nguyên tắc lập KHLCNT nhằm mục đích rõ ràng hơn so với quy định tại Luật đấu thầu 2013 như sau:

+             Đối với dự toán mua sắm:  KHLCNT có thể được lập trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo.

+             Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, KHLCNT phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu, giá gói thầu trên cơ sở toàn bộ thời gian thực hiện gói thầu;

Nội dung KHLCNT:

Trong nội dung KHLCNT, Luật đấu thầu 2023 đã có những thay đổi, điều chỉnh, bổ sung so với Luật đấu thầu 2013 tại các quy định như sau:

  • Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu: KHLCNT phải nêu rõ thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu và thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu.
  • Bỏ quy định về Thời gian thực hiện hợp đồng, thay vào đó Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung về Thời gian thực hiện gói thầu như sau: “Thời gian thực hiện gói thầu được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày nghiệm thu hoàn thành công trình, hàng hóa (bao gồm cả dịch vụ liên quan, nếu có), dịch vụ phi tư vấn, tư vấn. Thời gian thực hiện gói thầu được tính theo số ngày, số tuần, số tháng hoặc số năm, không bao gồm thời gian hoàn thành nghĩa vụ bảo hành, thời gian giám sát tác giả đối với gói thầu tư vấn (nếu có).”
  • Bổ sung quy định về việc “mua thêm” để chủ đầu tư có thể tùy chọn khi Chủ đầu tư xác định có khả năng mua bổ sung hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dich vụ phi tư vấn của gói thầu ngoài khối lượng nêu trong hợp đồng. Như vậy, để gói thầu có thể áp dụng tùy chọn mua thêm, khi lập và phê duyệt KHLCNT, trong nội dung KHLCNT Chủ đầu tư phải ghi rõ khối lượng, số lượng, giá trị ước tính của phần tùy chọn mua thêm.

Điều kiện của tùy chọn mua thêm này như sau: (i) nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, đàm phán giá; (ii) khối lượng mua thêm phải không vượt quá 30% của khối lượng hạng mục tương ứng nêu trong hợp đồng và có dự toán được phê duyệt; (iii) đơn giá của hàng hóa, dịch vụ mua thêm không được vượt đơn giá của các hàng hóa, dịch vụ tương ứng trong hợp đồng; (iv) chỉ áp dụng trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng;

  • Bổ sung quy định về giám sát đấu thầu (nếu có);

4. Về quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu

So với Luật đấu thầu 2013 chỉ quy định tư cách hợp lệ của nhà thầu bao gồm tổ chức và cá nhân, thì Luật đấu thầu 2023 đã bổ sung quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu là Hộ kinh doanh.

5. Về phương thức lựa chọn nhà thầu

Phương thức lựa chọn nhà thầu đã quy định thay đổi về các trường hợp áp dụng, chi tiết tại các nội dung sau:

Nội dung

Luật đấu thầu 2013

Luật đấu thầu 2023

Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

 

Giới hạn quy mô của các gói thầu thuộc trường hợp Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được áp dụng phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ: Quy mô nhỏ;

Không giới hạn quy mô của các gói thầu, trừ trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ.

Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

 

Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn,

b) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ.

Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ

Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.

Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp mà chưa xác định được chính xác các yêu cầu kỹ thuật cụ thể, đầy đủ cho gói thầu tại thời điểm tổ chức đấu thầu.

6. Về bảo đảm dự thầu

- Về biện pháp bảo đảm dự thầu, ngoài các biện pháp bảo đảm dự thầu như đã quy định tại Luật đấu thầu 2013, thì Luật đấu thầu 2023 đã có các thay đổi:

+ Bỏ biện pháp bảo đảm: “ký quỹ”;

+ Bổ sung thêm quy định về biện pháp bảo đảm dự thầu: “nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam”.

- Về mức bảo đảm dự thầu và thời gian hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu, Luật đấu thầu 2023 có quy định sửa đổi, bổ sung như sau:

Nội dung

Luật đấu thầu 2013

Luật đấu thầu 2023

Mức bảo đảm dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp

Áp dụng chung một mức bảo đảm dự thầu: 1% - 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể.

Phân biệt 2 mức bảo đảm như sau:

+ Đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng: mức bảo đảm dự thầu là từ 1% - 1,5% giá gói thầu.

+ Đối với các gói thầu còn lại: mức bảo đảm dự thầu 1,5% - 3% giá gói thầu.

Thời gian hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu trong trường hợp:

(i) nhà thầu không được lựa chọn quy định trong HSMT; hoặc

(ii) Nhà thầu từ chối gia hạn thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu tương ứng với thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu được gia hạn.

Không quá 20 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt đối với trường hợp (i) hoặc kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn đối với trường hợp (ii).

Không quá 14 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt đối với trường hợp (i) hoặc kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn đối với trường hợp (ii).

Thời gian hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu được lựa chọn

Khi nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Khi hợp đồng có hiệu lực

Các trường hợp không được hoàn trả đảm bảo dự thầu

- Áp dụng chung thời hạn mà Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng đối với đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế:

d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

- Bổ sung trường hợp:

+ Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của HSDT, nhà thầu có văn bản từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong HSDT theo yêu cầu của HSMT;

+ Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối thương thảo hợp đồng trong thời hạn 5 ngày làm việc đối với đấu thầu trong nước và 10 ngày làm việc đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo mời thương thảo hợp đồng;

- Phân tách thời hạn mà Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng đối với đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế như sau:

+ Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng hoặc đã hoàn thiện nhưng từ chối ký hợp đồng trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày làm việc đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu/hoàn thiện hợp đồ

 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán