UBND TỈNH HẢI DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG
Số: 116 /TB-ĐHHD |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Dương, ngày 30 tháng 11 năm 2017 |
THÔNG BÁO
Về việc tuyển sinh trình độ thạc sĩ ngành Kế toán và Quản lý Kinh tế
Năm 2017 (đợt 2)
Căn cứ Quyết định số 4048/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giao cho Trường Đại học Hải Dương đào tạo trình độ thạc sĩ;
Căn cứ Quyết định số 5009/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 11 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép Trường Đại học Hải Dương đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế;
Căn cứ Thông báo số 136/TB-BGDĐT ngày 07 tháng 3 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017;
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ;
Trường Đại học Hải Dương thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ ngành Kế toán và Quản lý Kinh tế năm 2017 (đợt 2) như sau:
1. Mục tiêu đào tạo
Căn cứ nhu cầu thực tế, Trường Đại học Hải Dương tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Kế toán và Quản lý Kinh tế theo định hướng ứng dụng.
Đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng nhằm tăng cường kiến thức liên ngành, vận dụng các kiến thức mới về ngành và kiến thức chuyên sâu thuộc chuyên ngành để giúp cho người học biết vận dụng nhanh các kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thường xảy ra trong công tác chuyên môn, nghề nghiệp…; đồng thời bổ sung kiến thức mới về ngành và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành để người học có khả năng vận dụng vào nghiên cứu, giải quyết các vấn đề đặt ra trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
2. Ngành đào tạo:
2.1. Ngành Quản lý Kinh tế;
2.2. Ngành Kế toán, Kiểm toán và Phân tích, Chuyên ngành Kế toán.
3. Trình độ đào tạo: Thạc sĩ.
3. Hình thức và thời gian đào tạo: Hình thức đào tạo chính quy, thời gian toàn thành khóa học 2 năm (bao gồm cả thời gian học các tín chỉ, thời gian viết và bảo vệ luận văn thạc sĩ).
4. Các môn thi tuyển:
4.1. Ngành Quản lý Kinh tế: gồm 3 môn:
- Môn cơ bản: Quản lý tài chính công;
- Môn cơ sở: Kinh tế học;
- Môn điều kiện: Tiếng Anh.
4.2. Ngành Kế toán: gồm 3 môn:
- Môn cơ bản: Toán Kinh tế;
- Môn cơ sở: Kinh tế học;
- Môn điều kiện: Tiếng Anh.
* Điều kiện được miễn thi môn Ngoại ngữ:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ Tiếng Anh;
+ Có chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tối thiểu từ bậc 3/6 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho người Việt Nam hoặc tương đương (chứng chỉ còn trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng kí dự thi).
5. Điều kiện dự thi: Người dự thi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
5.1. Điều kiện bằng cấp
5.1.1.Ngành Kế toán
a) Tốt nghiệp Đại học đúng ngành, ngành phù hợp với ngành Kế toán hoặc nội dung chương trình đào tạo của 2 ngành ở trình độ đại học khác nhau dưới 10% tổng số tiết, đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành Kế toán tại Trường Đại học Hải Dương thì không phải học bổ sung kiến thức (danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp với ngành Kế toán xem phụ lục 01).
b) Tốt nghiệp Đại học ngành gần với ngành Kế toán hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành so với nội dung chương trình đào tạo ngành Kế toán tại Trường Đại học Hải Dương thì phải học bổ sung kiến thức 5 học phần trước khi thi tuyển sinh (danh mục các ngành gần với ngành Kế toán và các môn học bổ sung xem các phụ lục 02 và 03).
5.1.2. Ngành Quản lý Kinh tế
a) Tốt nghiệp đại học đúng ngành Quản lý Kinh tế, trường hợp này thí sinh không phải học bổ sung kiến thức;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành phù hợp với ngành Quản lý Kinh tế. Đối với trường hợp này, người đăng ký dự thi phải học bổ sung kiến thức 03 học phần để đáp ứng đủ tiêu chuẩn dự thi;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Quản lý Kinh tế. Đối với trường hợp này, người đăng ký dự thi phải học bổ sung kiến thức 05 học phần để đáp ứng đủ tiêu chuẩn dự thi;
d) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác với ngành Quản lý Kinh tế. Đối với trường hợp này, người đăng ký dự thi phải học bổ sung kiến thức 10 học phần để đáp ứng đủ tiêu chuẩn dự thi.
Ngoài điều kiện về văn bằng có tính đặc thù như trên, người tham gia dự tuyển còn phải thỏa mãn các điều kiện khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định.
(Danh mục các ngành được đăng ký dự tuyển và Danh mục học phần phải học bổ sung kiến thức xem tại Phụ lục 04, 05)
5.2. Điều kiện về kinh nghiệm công tác chuyên môn
- Đối tượng tuyển sinh có bằng đại học đúng ngành, ngành phù hợp với ngành dự tuyển được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.
- Đối tượng tuyển sinh có bằng đại học thuộc ngành khác được dự thi sau 02 năm kể từ ngày tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
- Lý lịch bản thân rõ ràng, có đủ sức khỏe.
6. Đối tượng và chính sách ưu tiên: Thực hiện theo Thông tư số 15/2014/TT - BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.
7. Học bổ sung kiến thức:
Thí sinh phải hoàn thành chương trình học bổ sung kiến thức trước khi dự thi tuyển sinh;
Thí sinh nhận phiếu đăng kí học, lịch học và lịch thi cụ thể từng môn học bổ sung kiến thức tại Viện Đào tạo Sau đại học.
8. Học phí và kinh phí đào tạo:
Sau khi trúng tuyển, học viên thực hiện nghĩa vụ đóng học phí theo Quy định hiện hành của Nhà nước và của Nhà trường.
9. Hồ sơ và kế hoạch tuyển sinh:
a) Hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh cao học gồm:
- Đơn xin dự thi cao học;
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm đại học (có chứng thực của cơ quan thẩm quyền);
- Sơ yếu lý lịch (khai đầy đủ thông tin và dán ảnh có đóng dấu giáp lai, xác nhận của cơ quan nơi đang công tác hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú);
- Giấy khám sức khỏe;
- 4 ảnh (3 x 4), ghi rõ họ tên, ngày sinh sau ảnh và cho vào trong phong bì;
- 2 phong bì (có dán tem), ghi rõ địa chỉ người nhận;
- Các giấy tờ về đối tượng ưu tiên (nếu có).
- Quyết định cử đi dự thi tuyển sinh cao học của cơ quan công tác (nếu có).
- Lệ phí dự thi (theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục & Đào tạo).
b) Kế hoạch tuyển sinh
- Phát hành và nhận hồ sơ tuyển sinh: Thời gian: Từ ngày 01/12/2017 đến hết ngày 31/12/2017.
- Thời gian học các học phần bổ sung trình độ đại học theo chuyên ngành đăng kí dự thi và hướng dẫn ôn thi dự kiến từ ngày 01/01/2018.
- Thời gian thi: Dự kiến cuối tháng 01/2018 đến đầu tháng 02/2018.
Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: Viện Đào tạo Sau đại học.
10. Chỉ tiêu tuyển sinh: 80 chỉ tiêu.
11. Giảng viên: Do những giảng viên đủ trình độ và kinh nghiệm thực hiện.
12. Địa chỉ liên hệ:
Viện Đào tạo Sau đại học, Tầng 1 Nhà Hiệu bộ Hành chính - Trường Đại học Hải Dương.
Địa chỉ: Khu Đô thị phía Nam, thành phố Hải Dương (xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc, thành phố Hải Dương).
Điện thoại: 0220.3710.909 (máy lẻ 103); DĐ: 0974.770.232 (Cô Thương) 0984.996.419 (Cô Hiền); 0978.659.671 (Cô Phương), 0986.087.313 (Cô Mừng).
Nơi nhận: - UBND tỉnh (Báo cáo) - Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Tổ chức và cá nhân quan tâm; - Đăng trên Website Nhà trường; - Lưu VT, Viện ĐT SĐH. |
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
PGS.TS. Phạm Đức Bình |
PHỤ LỤC 01
Danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp với ngành Kế toán
STT |
Ngành |
1 |
Kế toán |
2 |
Kiểm toán |
PHỤ LỤC 02
Danh mục các ngành gần với ngành Kế toán
STT |
Ngành |
1 |
Kinh tế |
2 |
Tài chính - Ngân hàng |
3 |
Bảo Hiểm |
4 |
Quản trị kinh doanh |
5 |
Kinh tế quốc tế |
6 |
Kinh doanh quốc tế |
7 |
Kinh doanh thương mại |
PHỤ LỤC 03
Danh mục các môn học bổ sung đối với các ngành gần với ngành Kế toán hoặc chương trình đào tạo của 02 ngành này ở trình độ đại học khác nhau từ 10% đến 40% tổng số tiết học, đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành
STT |
Ngành |
Số tín chỉ |
1 |
Kế toán tài chính |
3 |
2 |
Tổ chức hạch toán kế toán |
3 |
3 |
Kế toán quản trị |
3 |
4 |
Phân tích kinh doanh |
3 |
5 |
Kiểm toán căn bản |
3 |
PHỤ LỤC 04
Danh mục các ngành đúng, phù hợp, ngành gần, ngành khác với
ngành Quản lý Kinh tế
STT |
Ngành |
Ngành (chuyên ngành) tốt nghiệp đại học |
1 |
Ngành phù hợp |
Các ngành: Khoa học quản lý, Quản lý tài chính công, Quản trị doanh nghiệp. |
2 |
Ngành gần |
- Các ngành thuộc nhóm ngành kinh doanh: Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại. - Các ngành thuộc nhóm ngành Quản trị - Quản lý: Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý và Quản trị Văn phòng. - Các ngành thuộc nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm: Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm. - Các ngành thuộc nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán: Kế toán, Kiểm toán |
3 |
Ngành khác |
Ngoài các ngành và chuyên ngành đã nêu ở trên. |
PHỤ LỤC 05
Danh mục các môn học Bổ sung kiến thức
Nhóm 03 học phần bổ sung kiến thức bao gồm:
STT |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Quản lý Nhà nước về kinh tế |
3 |
2 |
Quản lý tài chính công |
3 |
3 |
Quản trị doanh nghiệp |
3 |
|
Tổng số |
9 |
Nhóm 05 học phần bổ sung kiến thức bao gồm:
STT |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Quản lý Nhà nước về kinh tế |
3 |
2 |
Quản lý tài chính công |
3 |
3 |
Quản trị doanh nghiệp |
3 |
4 |
Tài chính tiền tệ |
3 |
5 |
Quản trị học |
3 |
|
Tổng số |
15 |
Nhóm 10 học phần bổ sung kiến thức bao gồm:
STT |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Kinh tế học vi mô |
3 |
2 |
Kinh tế học vĩ mô |
3 |
3 |
Kinh tế học công cộng |
3 |
4 |
Kinh tế quốc tế |
3 |
5 |
Kinh tế đầu tư |
3 |
6 |
Kinh tế phát triển |
3 |
7 |
Khoa học quản lý |
3 |
8 |
Quản trị học |
3 |
9 |
Quản trị doanh nghiệp |
3 |
10 |
Quản lý tài chính công |
3 |
|
Tổng số |
30 |
UBND TỈNH HẢI DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG
Số: 116 /TB-ĐHHD |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Dương, ngày 30 tháng 11 năm 2017 |
THÔNG BÁO
Về việc tuyển sinh trình độ thạc sĩ ngành Kế toán và Quản lý Kinh tế
Năm 2017 (đợt 2)
Căn cứ Quyết định số 4048/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 10 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giao cho Trường Đại học Hải Dương đào tạo trình độ thạc sĩ;
Căn cứ Quyết định số 5009/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 11 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép Trường Đại học Hải Dương đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế;
Căn cứ Thông báo số 136/TB-BGDĐT ngày 07 tháng 3 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017;
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ;
Trường Đại học Hải Dương thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ ngành Kế toán và Quản lý Kinh tế năm 2017 (đợt 2) như sau:
1. Mục tiêu đào tạo
Căn cứ nhu cầu thực tế, Trường Đại học Hải Dương tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Kế toán và Quản lý Kinh tế theo định hướng ứng dụng.
Đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng nhằm tăng cường kiến thức liên ngành, vận dụng các kiến thức mới về ngành và kiến thức chuyên sâu thuộc chuyên ngành để giúp cho người học biết vận dụng nhanh các kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thường xảy ra trong công tác chuyên môn, nghề nghiệp…; đồng thời bổ sung kiến thức mới về ngành và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành để người học có khả năng vận dụng vào nghiên cứu, giải quyết các vấn đề đặt ra trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
2. Ngành đào tạo:
2.1. Ngành Quản lý Kinh tế;
2.2. Ngành Kế toán, Kiểm toán và Phân tích, Chuyên ngành Kế toán.
3. Trình độ đào tạo: Thạc sĩ.
3. Hình thức và thời gian đào tạo: Hình thức đào tạo chính quy, thời gian toàn thành khóa học 2 năm (bao gồm cả thời gian học các tín chỉ, thời gian viết và bảo vệ luận văn thạc sĩ).
4. Các môn thi tuyển:
4.1. Ngành Quản lý Kinh tế: gồm 3 môn:
- Môn cơ bản: Quản lý tài chính công;
- Môn cơ sở: Kinh tế học;
- Môn điều kiện: Tiếng Anh.
4.2. Ngành Kế toán: gồm 3 môn:
- Môn cơ bản: Toán Kinh tế;
- Môn cơ sở: Kinh tế học;
- Môn điều kiện: Tiếng Anh.
* Điều kiện được miễn thi môn Ngoại ngữ:
+ Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ Tiếng Anh;
+ Có chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tối thiểu từ bậc 3/6 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho người Việt Nam hoặc tương đương (chứng chỉ còn trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng kí dự thi).
5. Điều kiện dự thi: Người dự thi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
5.1. Điều kiện bằng cấp
5.1.1.Ngành Kế toán
a) Tốt nghiệp Đại học đúng ngành, ngành phù hợp với ngành Kế toán hoặc nội dung chương trình đào tạo của 2 ngành ở trình độ đại học khác nhau dưới 10% tổng số tiết, đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành Kế toán tại Trường Đại học Hải Dương thì không phải học bổ sung kiến thức (danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp với ngành Kế toán xem phụ lục 01).
b) Tốt nghiệp Đại học ngành gần với ngành Kế toán hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành so với nội dung chương trình đào tạo ngành Kế toán tại Trường Đại học Hải Dương thì phải học bổ sung kiến thức 5 học phần trước khi thi tuyển sinh (danh mục các ngành gần với ngành Kế toán và các môn học bổ sung xem các phụ lục 02 và 03).
5.1.2. Ngành Quản lý Kinh tế
a) Tốt nghiệp đại học đúng ngành Quản lý Kinh tế, trường hợp này thí sinh không phải học bổ sung kiến thức;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành phù hợp với ngành Quản lý Kinh tế. Đối với trường hợp này, người đăng ký dự thi phải học bổ sung kiến thức 03 học phần để đáp ứng đủ tiêu chuẩn dự thi;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Quản lý Kinh tế. Đối với trường hợp này, người đăng ký dự thi phải học bổ sung kiến thức 05 học phần để đáp ứng đủ tiêu chuẩn dự thi;
d) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác với ngành Quản lý Kinh tế. Đối với trường hợp này, người đăng ký dự thi phải học bổ sung kiến thức 10 học phần để đáp ứng đủ tiêu chuẩn dự thi.
Ngoài điều kiện về văn bằng có tính đặc thù như trên, người tham gia dự tuyển còn phải thỏa mãn các điều kiện khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định.
(Danh mục các ngành được đăng ký dự tuyển và Danh mục học phần phải học bổ sung kiến thức xem tại Phụ lục 04, 05)
5.2. Điều kiện về kinh nghiệm công tác chuyên môn
- Đối tượng tuyển sinh có bằng đại học đúng ngành, ngành phù hợp với ngành dự tuyển được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.
- Đối tượng tuyển sinh có bằng đại học thuộc ngành khác được dự thi sau 02 năm kể từ ngày tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
- Lý lịch bản thân rõ ràng, có đủ sức khỏe.
6. Đối tượng và chính sách ưu tiên: Thực hiện theo Thông tư số 15/2014/TT - BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.
7. Học bổ sung kiến thức:
Thí sinh phải hoàn thành chương trình học bổ sung kiến thức trước khi dự thi tuyển sinh;
Thí sinh nhận phiếu đăng kí học, lịch học và lịch thi cụ thể từng môn học bổ sung kiến thức tại Viện Đào tạo Sau đại học.
8. Học phí và kinh phí đào tạo:
Sau khi trúng tuyển, học viên thực hiện nghĩa vụ đóng học phí theo Quy định hiện hành của Nhà nước và của Nhà trường.
9. Hồ sơ và kế hoạch tuyển sinh:
a) Hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh cao học gồm:
- Đơn xin dự thi cao học;
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm đại học (có chứng thực của cơ quan thẩm quyền);
- Sơ yếu lý lịch (khai đầy đủ thông tin và dán ảnh có đóng dấu giáp lai, xác nhận của cơ quan nơi đang công tác hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú);
- Giấy khám sức khỏe;
- 4 ảnh (3 x 4), ghi rõ họ tên, ngày sinh sau ảnh và cho vào trong phong bì;
- 2 phong bì (có dán tem), ghi rõ địa chỉ người nhận;
- Các giấy tờ về đối tượng ưu tiên (nếu có).
- Quyết định cử đi dự thi tuyển sinh cao học của cơ quan công tác (nếu có).
- Lệ phí dự thi (theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục & Đào tạo).
b) Kế hoạch tuyển sinh
- Phát hành và nhận hồ sơ tuyển sinh: Thời gian: Từ ngày 01/12/2017 đến hết ngày 31/12/2017.
- Thời gian học các học phần bổ sung trình độ đại học theo chuyên ngành đăng kí dự thi và hướng dẫn ôn thi dự kiến từ ngày 01/01/2018.
- Thời gian thi: Dự kiến cuối tháng 01/2018 đến đầu tháng 02/2018.
Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: Viện Đào tạo Sau đại học.
10. Chỉ tiêu tuyển sinh: 80 chỉ tiêu.
11. Giảng viên: Do những giảng viên đủ trình độ và kinh nghiệm thực hiện.
12. Địa chỉ liên hệ:
Viện Đào tạo Sau đại học, Tầng 1 Nhà Hiệu bộ Hành chính - Trường Đại học Hải Dương.
Địa chỉ: Khu Đô thị phía Nam, thành phố Hải Dương (xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc, thành phố Hải Dương).
Điện thoại: 0220.3710.909 (máy lẻ 103); DĐ: 0974.770.232 (Cô Thương) 0984.996.419 (Cô Hiền); 0978.659.671 (Cô Phương), 0986.087.313 (Cô Mừng).
Nơi nhận: - UBND tỉnh (Báo cáo) - Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Tổ chức và cá nhân quan tâm; - Đăng trên Website Nhà trường; - Lưu VT, Viện ĐT SĐH. |
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
PGS.TS. Phạm Đức Bình |
PHỤ LỤC 01
Danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp với ngành Kế toán
STT |
Ngành |
1 |
Kế toán |
2 |
Kiểm toán |
PHỤ LỤC 02
Danh mục các ngành gần với ngành Kế toán
STT |
Ngành |
1 |
Kinh tế |
2 |
Tài chính - Ngân hàng |
3 |
Bảo Hiểm |
4 |
Quản trị kinh doanh |
5 |
Kinh tế quốc tế |
6 |
Kinh doanh quốc tế |
7 |
Kinh doanh thương mại |
PHỤ LỤC 03
Danh mục các môn học bổ sung đối với các ngành gần với ngành Kế toán hoặc chương trình đào tạo của 02 ngành này ở trình độ đại học khác nhau từ 10% đến 40% tổng số tiết học, đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành
STT |
Ngành |
Số tín chỉ |
1 |
Kế toán tài chính |
3 |
2 |
Tổ chức hạch toán kế toán |
3 |
3 |
Kế toán quản trị |
3 |
4 |
Phân tích kinh doanh |
3 |
5 |
Kiểm toán căn bản |
3 |
PHỤ LỤC 04
Danh mục các ngành đúng, phù hợp, ngành gần, ngành khác với
ngành Quản lý Kinh tế
STT |
Ngành |
Ngành (chuyên ngành) tốt nghiệp đại học |
1 |
Ngành phù hợp |
Các ngành: Khoa học quản lý, Quản lý tài chính công, Quản trị doanh nghiệp. |
2 |
Ngành gần |
- Các ngành thuộc nhóm ngành kinh doanh: Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại. - Các ngành thuộc nhóm ngành Quản trị - Quản lý: Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý và Quản trị Văn phòng. - Các ngành thuộc nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm: Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm. - Các ngành thuộc nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán: Kế toán, Kiểm toán |
3 |
Ngành khác |
Ngoài các ngành và chuyên ngành đã nêu ở trên. |
PHỤ LỤC 05
Danh mục các môn học Bổ sung kiến thức
Nhóm 03 học phần bổ sung kiến thức bao gồm:
STT |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Quản lý Nhà nước về kinh tế |
3 |
2 |
Quản lý tài chính công |
3 |
3 |
Quản trị doanh nghiệp |
3 |
|
Tổng số |
9 |
Nhóm 05 học phần bổ sung kiến thức bao gồm:
STT |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Quản lý Nhà nước về kinh tế |
3 |
2 |
Quản lý tài chính công |
3 |
3 |
Quản trị doanh nghiệp |
3 |
4 |
Tài chính tiền tệ |
3 |
5 |
Quản trị học |
3 |
|
Tổng số |
15 |
Nhóm 10 học phần bổ sung kiến thức bao gồm:
STT |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
1 |
Kinh tế học vi mô |
3 |
2 |
Kinh tế học vĩ mô |
3 |
3 |
Kinh tế học công cộng |
3 |
4 |
Kinh tế quốc tế |
3 |
5 |
Kinh tế đầu tư |
3 |
6 |
Kinh tế phát triển |
3 |
7 |
Khoa học quản lý |
3 |
8 |
Quản trị học |
3 |
9 |
Quản trị doanh nghiệp |
3 |
10 |
Quản lý tài chính công |
3 |
|
Tổng số |
30 |