Giới thiệu ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên

Ngành đào tạo: Sư phạm Khoa học tự nhiên

Trình độ đào tạo: Đại học

Mã ngành đào tạo: 7140247

Loại hình đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 3,5 năm - 4 năm

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 127 tín chỉ (Chưa bao gồm GDTC và GDQPAN)

Tổ hợp xét tuyển: A00, A02, B00; D01

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung 

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên (KHTN) trình độ đại học trang bị cho người học các kiến thức cơ bản, cốt lõi về khoa học tự nhiên, có đủ năng lực sư phạm và các kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay ở nước ta; đồng thời có đủ kiến thức và năng lực học tiếp lên các bậc cao hơn và có khả năng tự học để hoàn thiện, nâng cao năng lực chuyên môn trong công việc. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể tham gia đào tạo môn Khoa học tự nhiên theo khung chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo, đồng thời có thể đảm nhiệm các công việc nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về Khoa học tự nhiên.

1.2. Mục tiêu cụ thể

PO1: Có tri thức cơ bản về Triết học Mac- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; từng bước xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.

PO2: Khai thác các kiến thức cơ bản về toán học, khoa học giáo dục đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở bậc đại học và vận dụng vào quá trình dạy học, giáo dục.

PO3: Vận dụng các kiến thức KHTN và nghiệp vụ sư phạm để phục vụ giảng dạy môn Khoa học tự nhiên và giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, đời sống và lao động sản xuất.

PO4. Sử dụng được tin học, ngoại ngữ để phục vụ chuyên môn

PO5: Thành thạo kỹ năng thực hành thí nghiệm, nghiên cứu và tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học

PO6: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục. 

PO7: Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm

PO8: Chấp hành đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy định của ngành

PO9: Có tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp, với học sinh, với xã hội

PO10: Có ý thức học tập suốt đời, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội trong và ngoài nhà trường theo quy định của pháp luật.

2. Chuẩn đầu ra

2.1. Về kiến thức

* Kiến thức chung

PLO1. Vận dụng được các kiến thức về triết học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo;

PLO2. Khái quát và vận dụng được các kiến thức tâm lý học, giáo dục học vào việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.

* Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

PLO3. Thông hiểu các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về KHTN vận dụng trong trong giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn.

PLO4. Vận dụng kiến thức Toán học, Tin học, Ngoại ngữ trong dạy học và nghiên cứu khoa học tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn theo định hướng giáo dục nghề nghiệp;

PLO5. Xây dựng kế hoạch và thực hiện, giải thích được các thí nghiệm, thực hành về khoa học tự nhiên; vận hành được các thiết bị, máy móc thí nghiệm; hướng dẫn được học sinh thực hiện và giải thích các kết quả các thí nghiệm, nghiên cứu trong khoa học tự nhiên ở trường THCS và thực tiễn.

2.2. Về kĩ năng

PLO6. Phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau;

PLO7. Vận dụng linh hoạt các kiến thức nghiệp vụ sư phạm trong dạy học, giáo dục và giải quyết các vấn đề thực tiễn phù hợp với bậc học THCS và các bậc đào tạo khác. 

PLO8. Giao tiếp hiệu quả và thực hiện được hoạt động tư vấn trong hoạt động dạy học, giáo dục và hướng nghiệp.

PLO9. Khai thác được các ứng dụng của công nghệ thông tin trong tự học, nghiên cứu khoa học, dạy học Khoa học tự nhiên, đánh giá và quản lý học sinh.

PLO10. Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam. Sử dụng được tiếng Anh trong việc học tập và nghiên cứu Khoa học tự nhiên.

2.3. Về mức độ tự chủ và trách nhiệm

PLO11. Sáng tạo, tiên phong trong học tập, nghiên cứu và phát triển năng lực nghề nghiệp;

PLO12. Tự học, tự nghiên cứu tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

PLO13. Bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội.

3. Chuẩn đầu vào

Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên trình độ đại học là người học phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trình độ tương đương, đáp ứng được:

- Ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hàng năm cho các phương thức tuyển sinh đào tạo hình thức chính quy sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

- Ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên cho đào tạo hình thức khác chính quy hoặc phương thức tuyển sinh không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, cụ thể là học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

- Ngưỡng đầu vào do cơ sở đào tạo quy định đối với người đã trúng tuyển hoặc đã tốt nghiệp các ngành đào tạo giáo viên trước ngày 07 tháng 5 năm 2020 nếu dự tuyển vào học đại học để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019.

4. Cấu trúc chương trình đào tạo

STT

Mã học phần

Tên học phần

Số TC

Số giờ tín chỉ

Lý thuyết

 TH, TL

Tự học

A.

KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

24

 

 

 

Lí luận chính trị

11

 

 

 

1

PLO001

Triết học Mac – Lenin

3

36

9

105

2

PLO002

Kinh tế chính trị Mac - Lenin

2

20

10

70

3

PLO003

CNXH khoa học

2

20

10

70

4

PLO004

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

20

10

70

5

PLO005

Lịch sử ĐCSVN

2

20

10

70

Giáo dục thể chất - Giáo dục quốc phòng và an ninh

 

 

 

 

6

PE006

Giáo dục thể chất 1

1

3

12

35

7

PE007

Giáo dục thể chất 2

2

6

24

70

8

ME008-ME011

Giáo dục quốc phòng 

165t

77

88

 

8.1

ME008

GDQP-AN1: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

 

37

8

 

8.2

ME009

GDQP-AN2: Công tác quốc phòng và an ninh

 

22

8

 

8.3

ME010

GDQP-AN3: Quân sự chung

 

14

16

 

8.4

ME011

GDQP-AN4: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật

 

4

56

 

Ngoại ngữ

 

 

 

 

9

EN012

Tiếng Anh 1

3

30

15

105

10

EN013

Tiếng Anh 2

4

40

20

140

Khoa học Tự nhiên

 

 

 

 

11

IT014

Tin học

2

15

15

70

Khoa học Xã hội - Nhân văn

 

 

 

 

12

PSY015

Pháp luật đại cương

2

21

9

70

13

PSY016

QL hành chính Nhà nước & QL ngành GD&ĐT

2

21

9

70

B.

KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

96

 

 

 

I.

Khối kiến thức cơ sở ngành

35 

 

 

 

1

PSY117

Tâm lý học

3

35

10

105

3

PSY139

Giáo dục học

3

35

10

105

5

NS114

Hóa học đại cương

3

35

10

105

6

NS115

Vật lý đại cương

3

35

10

105

7

NS116

Sinh học đại cương

3

35

10

105

8

NS117

Xác suất thống kê

2

25

5

70

9

NS118

Khoa học trái đất

2

25

5

70

10

NS119

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

20

10

70

11

NS120

Nhập môn khoa học tự nhiên

2

25

5

70

12

NS121

Kỹ thuật và an toàn phòng thí nghiệm

2

20

10

70

13

NS134

Lý luận dạy học KHTN

2

15

15

70

14

NS135

PP dạy học KHTN

4

30

30

140

15

NS136

Thực tập nghiên cứu KHTN

2

 

30

70

16

NS154

Giáo dục môi trường

2

20

10

70

II.

Khối kiến thức chuyên ngành

48

 

 

 

 

Các học phần bắt buộc

42

 

 

 

1

NS222

Cơ học và nhiệt học

4

45

15

140

2

NS223

Điện và từ

4

45

15

140

3

NS224

Quang học và vật lý hạt nhân nguyên tử

4

45

15

140

4

NS225

Hóa học vô cơ

4

45

15

140

5

NS226

Hóa học hữu cơ

4

45

15

140

6

NS227

Hóa phân tích

3

35

10

105

7

NS228

Sinh học tế bào

2

25

5

70

8

NS229

Vi sinh vật

2

25

5

70

9

NS230

Sinh học cơ thể

3

35

10

105

10

NS231

Con người và sức khỏe

3

35

10

105

11

NS232

Di truyền học

4

45

15

140

12

NS233

Sinh thái học và môi trường

3

35

10

105

13

NS237

Thiên văn học

2

25

5

70

 

Các học phần tự chọn 

6

 

 

 

 

Tự chọn 1: SV chọn 1 học phần trong số 3 học phần sau

2

 

 

 

1

NS338

Đa dạng sinh học

2

25

5

70

2

NS339

Công nghệ tế bào

2

25

5

70

3

NS340

Hóa sinh học

2

25

5

70

 

Tự chọn2: SV chọn 1 học phần trong số 3 học phần sau

2

 

 

 

1

NS341

Hóa học xanh

2

25

5

70

2

NS342

Hoá công nghệ

2

30

0

70

3

NS343

Hoá học và môi trường

2

30

0

70

 

Tự chọn3: SV chọn 1 học phần trong số 3 học phần sau

2

 

 

 

1

NS344

Kỹ thuật điện

2

25

5

70

2

NS345

Vật lý lượng tử

2

25

5

70

3

NS346

Phát triển bài tập vật lý sơ cấp

2

25

5

70

III

Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm

13

 

 

 

1

NS247

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

2

15

15

70

2

NS248

Rèn luyện NVSP thường xuyên 1

1

5

10

35

2

NS249

Rèn luyện NVSP thường xuyên 2

2

15

15

70

3

NS250

Thực tập sư phạm 1

2

0

100

0

4

NS251

Thực tập sư phạm 2

6

0

300

0

C.

KHÓA LUẬN HOẶC CÁC HP THAY THẾ

7

 

 

 

 

 

Khóa luận

7

 

 

 

 

 

Các học phần thay thế

7

 

 

 

1

NS451

PPDH hiện đại trong dạy học KHTN

3

30

15

105

2

NS452

Thực hành, thí nghiệm KHTN

2

15

15

70

3

NS453

Sử dụng phần mềm trong dạy học KHTN

2

15

15

70

 

 

TỔNG SỐ TC TOÀN KHÓA

127

1248

932

4135

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

                      Chức danh nghề nghiệp

Môi trường làm việc

Giáo viên

Viên chức, cán bộ

Nghiên cứu viên

Giảng viên

Cán bộ, nhân viên

Các cơ sở giáo dục phổ thông

2

0

2

0

2

Cơ quan quản lí giáo dục, viện nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực giáo dục

0

2

2

0

0

Các cơ sở nghiên cứu  liên quan đến KHTN

2

1

2

0

2

Trường Đại học, Cao đẳng

0

0

1

1

2

Cơ sở doanh nghiệp, SX kinh doanh lĩnh vực về KHTN

1

1

2

0

2

Chú giải:

 0  

 Không có vị trí việc làm tại môi trường làm việc tương ứng

 Người học có thể làm được; người học sẽ làm được tốt hơn nếu tích lũy kinh nghiệm và học thêm (học bổ sung, học nâng  cao trình độ)

 Người học sẽ làm được ngay sau khi tốt nghiệp

6. Thông tin liên hệ

KHOA TOÁN VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

            - Trưởng Khoa: TS. Phạm Ngọc Hoa, Điện thoại: 0987.899.025

            - Phó trưởng Khoa: TS. Phạm Thị Hòa, Điện thoại: 0948.489.333

            - Phó trưởng Khoa: ThS. Nguyễn Ngọc Viên, Điện thoại: 0936.092.555

            - Văn phòng Khoa: Tầng 2, Nhà 6 tầng, Trường Đại học Hải Dương (Cơ sở: Số 42, Đường Nguyễn Thị Duệ, Phường Thanh Bình, Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương)

            - Điện thoại/Zalo/Hotline: 0948.489.333

            - Email: phamhoadhhd@gmail.com

            - Website: www.uhd.edu.vn