Giới thiệu ngành Sư phạm Địa lí

 Ngành đào tạo: Sư phạm Địa lí

Trình độ đào tạo: Đại học

Mã ngành đào tạo: 7140219

Loại hình đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 3,5 năm - 4 năm

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 127 tín chỉ (Chưa bao gồm GDTC và GDQPAN)

Tổ hợp xét tuyển: C00, C04, D01


1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung 

Ngành Sư phạm Địa lí trình độ đại học có mục tiêu đào tạo được một nguồn nhân lực chất lượng cao: giảng dạy môn Địa lí tại các trường trung học; chuyên viên, phụ trách chuyên môn Địa lí tại các cơ sở giáo dục; cán bộ nghiên cứu khoa học Địa lí tại các viện, trung tâm giáo dục, cơ quan hành chính, văn hóa trong cả nước.

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân sư phạm Địa lí có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức nền tảng khoa học xã hội, kiến thức chuyên sâu về khoa học giáo dục và khoa học bộ môn; có năng lực tổ chức dạy học, giáo dục và phát triển chương trình môn học Địa lí ở trường phổ thông; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc để phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Hồng, của tỉnh Hải Dương, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế.

1.2. Mục tiêu cụ thể 

PO1. Có kiến thức cơ bản và năng lực Địa lí chuyên sâu, vận dụng vào nghiên cứu và giảng dạy Địa lí.

PO2. Có kiến thức nền tảng, đầy đủ về khoa học xã hội, chính trị, pháp luật, về khoa học giáo dục, lí luận dạy học Địa lí.

PO3. Sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu khoa học Địa lí và khoa học giáo dục.

PO4. Sử dụng thành thạo các kĩ năng dạy học Địa lí: lập kế hoạch dạy học bài Địa lí, thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học Địa lí, kiểm tra đánh giá năng lực Địa lí của học sinh.

PO5. Có năng lực phát triển chương trình Địa lí, biên soạn tài liệu sách giáo khoa, tham khảo môn Địa lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hội nhập.

PO6. Có năng lực phân tích, đánh giá các vấn đề địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội trên thế giới và Việt Nam.

PO7. Có năng lực sử dụng công nghệ thông tin, thiết bị dạy học Địa lí và ngoại ngữ trong dạy học Địa lí.

PO8. Hoàn thiện một số năng lực khác như: năng lực giao tiếp; năng lực tự học; năng lực quản lí thời gian và tổ chức cuộc sống, thích ứng với những biến động của cuộc sống và xã hội; năng lực làm việc theo nhóm, hợp tác, chia sẻ.

PO9. Tuân thủ hiến pháp và luật pháp, có thái độ sống trung thực, trách nhiệm, có kỉ luật, tuyên truyền, vận động, tham gia các hoạt động xã hội có ích cho cộng đồng.

PO10. Rèn luyện đạo đức, tác phong người giáo viên; yêu nghề, say mê nghiên cứu và có ý thức bảo vệ, gìn giữ, khai thác, sử dụng hiệu quả các giá trị của tự nhiên và do con người tạo ra.

PO11. Truyền tải và gìn giữ các giá trị của văn hóa truyền thống của Việt Nam và địa phương, phát huy các giá trị phù hợp với thời đại hội nhập, xây dựng các phẩm chất năng động, hội nhập của công dân toàn cầu.

2. Chuẩn đầu ra

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Địa lí trình độ đại học gồm 16 chuẩn đầu ra (PLO), được xây dựng theo quy định khung năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Địa lí trình độ đại học phải đạt được các yêu cầu năng lực tối thiểu sau đây:

2.1. Về kiến thức 

PLO1: Vận dụng được các kiến thức tâm lí học, giáo dục học, quản lí nhà trường để tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục.

PLO2: Vận dụng được kiến thức cơ sở khối ngành sư phạm, kiến thức và kĩ năng Địa lí vào công tác dạy học môn học, giáo dục và nghiên cứu khoa học.

PLO3: Vận dụng được kiến thức chuyên môn toàn diện, cơ bản vào dạy học Địa lí và giáo dục và nghiên cứu.

PLO4: Vận dụng được kiến thức chuyên sâu về Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế - xã hội trên thế giới, ở Việt Nam để phân tích, giải thích các hiện tượng Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế - xã hội trong thực tiễn.

PLO5: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Địa lí; khai thác hiệu quả nguồn học liệu, các phương tiện dạy học để thiết kế và tổ chức được các hoạt động dạy học, giáo dục.

PLO6: Đánh giá được trình độ nhận thức, năng lực người học, nhu cầu phát triển năng lực người học để lựa chọn mức độ kiến thức, kĩ năng, phương pháp giáo dục cho phù hợp.

2.2. Về kĩ năng

PLO7: Giao tiếp hiệu quả và thực hiện được hoạt động tư vấn trong hoạt động dạy học, giáo dục và hướng nghiệp.

PLO8: Khai thác được các ứng dụng của công nghệ thông tin để tự học, nghiên cứu khoa học, dạy học, đánh giá và quản lí học sinh.

PLO9: Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn.

PLO10: Vận dụng được các tri thức đã học vào nghiên cứu, giảng dạy, tổ chức hoạt động trải nghiệm về khoa học Địa lí cho học sinh trong môi trường giáo dục đa văn hóa.

PLO11: Vận dụng hiệu quả các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của người học trong học tập môn Địa lí ở trường phổ thông.

PLO12: Vận dụng sáng tạo tri thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn ở trường phổ thông.

PLO13: Sử dụng linh hoạt kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp sư phạm trong dạy học Địa lí và trong cuộc sống.

2.3. Về mức độ tự chủ và trách nhiệm

PLO14: Thực hiện hành vi ứng xử phù hợp với quy định về đạo đức nhà giáo, quy chế dân chủ ở cơ quan.

PLO15: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng chuyên môn vào quá trình làm việc độc lập, theo nhóm, học tập suốt đời; đánh giá để đưa ra kết luận và có giải pháp cải thiện hiệu quả các hoạt động chuyên môn.

PLO16: Có tư duy phản biện xã hội, tuyên truyền, lan tỏa những thông điệp tích cực đến học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh.

3. Chuẩn đầu vào

Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo ngành Sư phạm Địa lí trình độ đại học là người học phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trình độ tương đương, đáp ứng được:

- Ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hàng năm cho các phương thức tuyển sinh đào tạo hình thức chính quy sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

- Ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên cho đào tạo hình thức khác chính quy hoặc phương thức tuyển sinh không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, cụ thể là học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

- Ngưỡng đầu vào do cơ sở đào tạo quy định đối với người đã trúng tuyển hoặc đã tốt nghiệp các ngành đào tạo giáo viên trước ngày 07 tháng 5 năm 2020 nếu dự tuyển vào học đại học để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019.

4. Cấu trúc chương trình đào tạo

STT

học phần 

Học phần

 

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Lí thuyết

Bài tập,

Thảo luận,

Thực hành

Tự học

1. Kiến thức giáo dục đại cương

(Không tính các môn GDTC và GDQP và AN) 

24

 

 

 

Lí luận chính trị 

11 

 

 

 

1

POL001

Triết học Mác-Lênin

3

36

9

105

2

POL002

Kinh tế chính trị Mác -Lênin

2

20

10

70

3

POL003

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

20

10

70

4

POL004

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

20

10

70

5

POL005

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

20

10

70

Giáo dục thể chất - Giáo dục quốc phòng và an ninh

 

 

 

 

6

PE006

Giáo dục thể chất 1

2

6

24

70

7

PE007

Giáo dục thể chất 2

2

6

24

70

8

ME008-ME011

Giáo dục quốc phòng và An ninh

165t

77

88

 

8.1

ME008

GDQP-AN1: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

 

37

8

 

8.2

ME009

GDQP-AN2: Công tác quốc phòng và an ninh

 

22

8

 

8.3

ME010

GDQP-AN3: Quân sự chung

 

14

16

 

8.4

ME011

GDQP-AN4: Kĩ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật

 

4

56

 

Ngoại ngữ

7

 

 

 

9

EN012

Tiếng Anh 1

3

30

15

105

10

EN013

Tiếng Anh 2

4

40

20

140

Khoa học Tự nhiên

2

 

 

 

11

IT014

Tin học đại cương

2

15

15

70

Khoa học Xã hội - Nhân văn

4

 

 

 

12

PSY015

Pháp luật đại cương

2

21

9

70

13

MAN016

Quản lí hành chính NN và quản lí ngành GDĐT

2

21

9

70

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

103

 

 

 

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

27

 

 

 

Các học phần bắt buộc

25

 

 

 

14

PSE117

Tâm lí học

3

35

10

105

15

PSE118

Giáo dục học

3

35

10

105

16

GEO116

Bản đồ học

3

36

9

105

17

GEO117

Địa chất học

3

36

9

105

18

HIS118

Đại cương lịch sử thế giới và Việt Nam

3

36

9

105

19

 

PSE127

Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

2

15

15

70

20

CUL119

Cơ sở văn hóa Việt Nam

2

24

6

70

21

ENV159

Giáo dục môi trường

2

24

6

70

22

LIN122

Tiếng Việt thực hành

2

15

15

70

23

HIS123

Lịch sử văn minh thế giới

2

18

12

70

Các học phần tự chọn (Chọn 1 trong các học phần)

2

 

 

 

24.1

AES324.1

Mĩ học đại cương

2

15

15

70

24.2

PSE324.2

Giao tiếp sư phạm

2

15

15

70

2.2. Kiến thức chuyên ngành

57

 

 

 

Các học phần bắt buộc

51

 

 

 

25

 

GEO225

Địa lí tự nhiên đại cương 1 (Vũ trụ, Trái Đất, thạch quyển)

3

36

9

105

26

 

GEO226

Địa lí tự nhiên đại cương 2 (Khí quyển, thủy quyển)

3

36

9

105

27

 

GEO227

Địa lí tự nhiên đại cương 3 (Thổ nhưỡng, sinh quyển và các quy luật Địa lí của Trái Đất)

3

36

9

105

28

 

GEO228

Địa lí kinh tế - xã hội đại cương 1 (Phần khái quát, dân cư)

3

36

9

105

29

GEO229

Địa lí kinh tế - xã hội đại cương 2 (Phần kinh tế)

3

33

12

105

30

GEO230

Địa lí tự nhiên các châu lục 1 (Châu Âu, châu Phi, châu Mĩ)

3

36

9

105

31

GEO231

Địa lí tự nhiên các châu lục 2 (Châu Nam Cực, châu Đại Dương, châu Á)

3

33

12

105

32

GEO232

Địa lí tự nhiên Việt Nam 1 (Phần khái quát)

3

36

9

105

33

GEO233

Địa lí tự nhiên Việt Nam 2 (Phần khu vực)

2

24

6

70

34

GEO234

Địa lí kinh tế - xã hội thế giới 1 (Châu Phi, châu Mĩ)

2

24

6

70

35

GEO235

Địa lí kinh tế - xã hội thế giới 2 (Châu Âu, châu Đại Dương) 

3

33

12

105

36

 

GEO236

Địa lí kinh tế - xã hội thế giới 3 (Châu Á)

2

24

6

70

37

GEO237

Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam 1 (Phần khái quát)

3

36

9

105

38

GEO238

Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam 2 (Phần vùng)

3

36

9

105

39

GEO239

Lí luận dạy học Địa lí 

3

27

18

105

40

GEO240

Phương pháp dạy học Địa lí ở trường phổ thông

4

35

25

140

41

 

GEO241

Thực địa Địa lí tự nhiên

2

 

30

70

42

GEO242

Thực địa Địa lí kinh tế - xã hội

3

 

45

105

Các học phần tự chọn

6

 

 

 

Tự chọn 1 (Chọn 1 trong các học phần)

2

 

 

 

43.1

GEO343.1

Biến đổi khí hậu toàn cầu 

2

20

10

70

43.2

GEO343.2

Địa lí địa phương

2

20

10

70

Tự chọn 2 (Chọn 1 trong các học phần)

2

 

 

 

44.1

TMT344.1

 

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí

2

18

12

70

44.2

TMT344.2

Hệ thống thông tin Địa lí

2

18

12

70

Tự chọn 3 (Chọn 1 trong các học phần)

2

 

 

 

45.1

GEO345.1

Địa lí du lịch Việt Nam

2

24

6

70

45.2

GEO345.2

Địa lí Đông Nam Á

2

24

6

70

2.3. Nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm

12

 

 

 

46

TMT246

Nghiệp vụ sư phạm 1

2

18

12

70

47

TMT247

Nghiệp vụ sư phạm 2

2

18

12

70

48

TMT248

Thực tập sư phạm 1

2

 

100

 

49

TMT249

Thực tập sư phạm 2

6

 

300

 

2.4. Khóa luận tốt nghiệp/ học phần thay thế

7

 

 

 

Khóa luận tốt nghiệp

7

 

 

 

50A

 

Khóa luận tốt nghiệp

7

 

 

 

Học phần thay thế

7

 

 

 

50B.1

 

GEO450B.1

Những vấn đề Địa lí toàn cầu

2

24

6

70

50B.2

 

GEO450B.2

Phát triển chương trình Địa lí phổ thông

3

36

9

105

50B.3

 

GEO450B.3

Dạy học Địa lí theo hướng tích hợp

2

 

24

6

70

 

 

Tổng cộng

127

 

 

 

5. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

                       Chức danh

                        nghề nghiệp

Môi trường

làm việc

Giáo viên,

nghiên cứu viên

Viên chức, cán bộ

Chuyên viên, quản lí

Giảng viên

Cán bộ hướng dẫn viên

Các cơ sở giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

2

0

0

0

0

Các cơ quan truyền thông, các tạp chí, nhà xuất bản

0

2

1

0

0

Cơ quan quản lí giáo dục, cơ quan hành chính, viện nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực giáo dục

0

2

2

0

0

Các trung tâm, khí tượng thủy văn, địa chính, khoa học xã hội và nhân văn, viện nghiên cứu giáo dục

2

2

2

0

2

Trường Đại học, Cao đẳng

0

0

0

2

0

Cán bộ, nhân viên tại các bộ phận ở các trường học, các cơ sở quản lí giáo dục, các cơ sở khác phù hợp với chuyên môn như du lịch, địa chính,...

1

1

1

0

1

Cán bộ, nhân viên công tác chuyên môn trong các cơ quan với các vị trí như phân vùng - quy hoạch lãnh thổ, quản lí tài nguyên môi trường, đô thị hoá, các dự án dân số, phát triển nông thôn

1

1

1

0

1

Chú giải:

  0 

Không có vị trí việc làm tại môi trường làm việc tương ứng

 1 

Người học có thể làm được; người học sẽ làm được tốt hơn nếu tích lũy kinh nghiệm và học thêm (học bổ sung, học nâng cao trình độ)

  2     

Người học sẽ làm được ngay sau khi tốt nghiệp

6. Thông tin liên hệ

KHOA NGỮ VĂN VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI

          - Trưởng Khoa: TS. Phạm Thị Thu Thủy, Điện thoại: 0915.977.597

          - Giao nhiệm vụ Phó trưởng Khoa: TS. Nguyễn Đức Toàn, Điện thoại: 0382.065.123

          - Văn phòng Khoa: Tầng 2, Nhà 6 tầng, Trường Đại học Hải Dương (Cơ sở: Số 42, Đường Nguyễn Thị Duệ, Phường Thanh Bình, Thành phố Hải Dương, Tỉnh Hải Dương)

          - Điện thoại/Zalo/Hotline: 0915.977.597

          - Email: phamthuthuydhhd@gmail.com

          - Website: www.uhd.edu.vn