Hải Dương xưa bao gồm một miền đất rộng lớn kéo dài từ giáp kinh đô - Thăng Long đến Hải Phòng; Hải là biển, miền duyên hải là vùng đất giáp biển; Dương là ánh dương (ánh mặt trời). Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long; Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương (theo người Pháp viết) là "ánh mặt trời biển Đông" hay "ánh dương từ miền duyên hải chiếu về". Năm 1804, nhà Nguyễn rời lỵ sở Hải Dương từ Mao Điền (Cẩm Giàng ngày nay) về địa phận các xã: Bình Lao - Hàn Giang..chọn khu đất cao xây thành gọi là Thành Đông {theo sơ đồ năm 1803 trang 1). Trung tâm Thành Đông xưa là khu vực ngã tư Máy Xay (thuộc phường Nguyễn Trãi ngày nay).
Năm 1804, đô thị Hải Dương được khởi lập với tên gọi Thành Đông.
Thành Đông buổi đầu được đắp bằng đất; năm Minh Mạng thứ 5 (1824), được gia cổ bằng đá ong, thuộc Thành nội với mục tiêu án ngữ vùng biên ải phía Đông thành Thăng Long, xây dựng thành kiên cố gọi là Thành Đông.
Năm 1923, đô thị Hải Dương được nâng cấp lên thành thành phố Hải Dương theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương M.Merlin.
Với vị trí quan trọng đó, ngay sau khi Pháp tấn công ra miền Bắc đã 2 lần tấn công Thành Đông (năm 1873 và 1883), hoàn thành việc xâm lược; thiết lập bộ máy thống trị và đặt ách đô hộ thực dân tại tỉnh Hải Dương.
- Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ mọi quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
- Về kinh tế: chúng thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất, vơ vét tài nguyên, thực hiện khai thác thuộc địa tàn bạo và hà khắc.
- Về văn hóa: Pháp thực hiện chính sách giáo dục thực dân, dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu. Tại Hải Dương: chúng phá Thành Đông (một di sản văn hóa vật thể quí giả của người xứ Đông) để xây Nhà máy Rượu, thu mua thóc gạo để nấu rượu cồn; chúng tăng các loại thuế... dân ta mất hết quyền tự do, dân chủ; cuộc sống ngày càng bần cùng hóa, đói cơm, rách áo, lầm than, trên 90% dân số mù chữ, nông thôn xơ xác, tiêu điều.
Các phong trào, đấu tranh yêu nước liên tiếp nổ ra (theo khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản) chống lại sự thống trị của thực dân Pháp, đều bị dập tắt, đàn áp dã man và bị dìm trong biển máu.
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, với chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt lấy giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng, lấy động lực cách mạng chủ yếu là liên minh công - nông; đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ của các dân tộc và nhân dân tiến bộ trên thế giới; kết họp đâu tranh vũ trang, chính trị, ngoại giao; mục tiêu xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến; giành lại độc lập dân tộc, giành lại ruộng đất cho dân cày và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Tháng 7/1937, Xứ uỷ Bắc Kỳ đã cử đồng chí Nguyễn Văn Xứng vê xây dựng phong trào cách mạng ở Hải Dương. Sau một thời gian tìm hiểu, nắm tình hình và tuyên truyền giác ngộ quần chúng, cuối năm 1937, nhiều nơi trong và ngoài thành phố Hải Dương đã hình thành những tô chức của Đảng như tổ đọc sách báo tiến bộ, các đội đá bóng, trong các lóp học tư thục... Một số đoàn thể như Đoàn Thanh niên Dân chủ, Hội Phụ nữ giải phóng, Hội Ái hữu... được thành lập ở các công sở, nhà máy, đường phố để giúp nhau đấu tranh đòi cải thiện đời sống; ra đời các cửa hiệu bán ảnh, sách báo của Đảng, của Mặt trận Dân Chủ như: Đời nay, Dân chúng, Tia sáng, Tin tức, Thời thế... được tổ chức đọc trong Trường Pierre Pasquier; trong các tổ, đội thanh niên ở ngã tư cổng Chông, làng Hàn Thượng, các nhà máy, công sở. Thông qua sách, báo, mọi người càng hiểu được nỗi khổ cực của nhân dân ta dưới ách thống trị của đế quốc, phong kiến.
Cũng thời gian này, Đoàn Thanh niên Dân chủ thành phố đã bảo vệ an toàn cuộc họp do đồng chí Nguyễn Văn Xứng (Lê Thanh Nghị) chủ trì (tại số 3 Bùi Thị Cúc) và làm tốt việc giao nhận sách, báo tới các huyện. Với khấu hiệu: “Tự do, cơm áo, hoà bình” năm 1937, hàng nghìn người đã ký vào bản “Dân nguyện” và xuống đường mít tinh tại khu vực đồn Ba Keng để đón và đưa bản “Dân nguyện” cho đại biểu của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp Guýtstanh Gôđa.
Trước sự phát triển rộng khắp của phong trào, đồng chí Lê Thanh Nghị đã giới thiệu đồng chí Hoàng Văn Thụ về bắt liên lạc với nhóm thanh niên dân chủ ở thành phố Hải Dương. Tại gác xép số nhà 17 phố Đông Môn, đồng chí Hoàng Văn Thụ tiếp xúc, làm việc với các cơ sở. Đặc biệt, đồng chí nói chuyện với thanh niên, học sinh và giáo viên Trường Pierre Pasquier về đường lối cách mạng của Đảng, mục đích, lý tưởng của Đảng. Thông qua Đoàn Thanh niên Dân chủ, đồng chí đã nắm tình hình hoạt động của địch và phong trào cách mạng ở các huyện trong tỉnh.
Tối ngày 26/8/1938, tại số nhà 17 phố Đông Môn (nay là phố Phạm Hồng Thái) đã tổ chức thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của thành phố Hải Dương. Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của thành phố Hải Dương là một trong những chi bộ tiền thân dẫn đến sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Hải Dương vào 10/6/1940.
Với ý nghĩa lịch sử đó, Chi bộ Khoa Công nghệ Thông tin đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền về lịch sử và giá trị văn hóa của Thành Đông nhân dịp kỷ niệm 220 năm khởi lập (1804-2024) bằng cách tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về quá trình hình thành và phát triển của thành phố, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử... Đồng thời, chi bộ có thể tạo các tìm những video tư liệu hoặc phim ngắn về lịch sử Thành Đông để lan tỏa giúp sinh viên và giảng viên hiểu sâu hơn về giá trị văn hóa của quê hương, từ đó nâng cao tinh thần tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống.
Tin, bài: Khoa Công nghệ thông tin