1. Mô hình kiềng 3 chân
Trong bối cảnh Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị xác định khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) là một trong các động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các trường đại học đóng vai trò then chốt trong việc đồng hành, hỗ trợ và dẫn dắt sự phát triển của khu vực này. Thay vì chỉ là nơi đào tạo nguồn nhân lực, trường đại học ngày nay được kỳ vọng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu chính sách và gắn kết với doanh nghiệp tư nhân (DNTN) - hình thành nên “kiềng ba chân” vững chắc thúc đẩy phát triển KTTN:
(1) Là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - nền móng của kinh tế tư nhân hiện đại: Nguồn nhân lực là yếu tố sống còn đối với khu vực KTTN. Trường đại học, đặc biệt là các trường khối Kinh tế với vai trò là “vườn ươm tri thức”, phải đổi mới, cập nhật nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực có tư duy khởi nghiệp và khát vọng làm giàu, có kỹ năng số, năng lực quản trị hiện đại và khả năng thích ứng nhanh với xu thế thị trường. Hợp tác đào tạo theo đặt hàng doanh nghiệp và chương trình thực hành, thực tập cũng là cầu nối để nhân lực sinh viên gắn chặt với thực tiễn kinh doanh.
(2) Là trung tâm nghiên cứu - tư vấn chính sách thúc đẩy cải cách thể chế, đề xuất giải pháp cho KTTN phát triển: Các trường đại học không chỉ là nơi học thuật mà còn là nơi sản sinh ra các luận chứng khoa học, nghiên cứu chính sách, giải pháp phục vụ cải cách thể chế cho khu vực KTTN. Trường đại học cần tiếp tục làm rõ vai trò của thể chế minh bạch, bình đẳng và thân thiện với DNTN trong các diễn đàn học thuật và tham vấn chính sách.
(3) Thực hiện gắn kết với doanh nghiệp - cùng đồng hành trên hành trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Một trường đại học hiện đại không thể tách rời cộng đồng doanh nghiệp. Việc thành lập các trung tâm khởi nghiệp, vườn ươm công nghệ, hay mô hình Nhà trường - doanh nghiệp - nhà nước (mô hình Triple Helix) chính là cách để trường đại học đồng hành cùng khu vực KTTN. Thông qua việc chia sẻ nguồn lực, dữ liệu, công nghệ và sáng kiến đổi mới, nhà trường có thể giúp DNTN chuyển đổi số, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh và năng lực quản trị doanh nghiệp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và vươn tầm ra thị trường khu vực và quốc tế.
2. Thực tiễn Trường Đại học Hải Dương
Là trường đại học công lập duy nhất trực thuộc UBND tỉnh Hải Dương, thực hiện đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa cấp bậc gồm khối Sư phạm, Kỹ thuật, Xã hội nhân văn và khối Kinh tế. Về khối Kinh tế, hiện Nhà trường đang đào tạo và cung ứng nhân lực chất lượng cao trình độ đại học các ngành: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị văn phòng, marketing, Quản trị Dịch vụ Du lịch và lữ hành, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng và trình độ thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế, và ngành Kế toán.
Trong thời gian qua, nhà trường, các khoa chuyên môn đã không ngừng đổi mới chương trình đào tạo theo đinh hướng ứng dụng và gắn sát với yêu cầu thực tế về nhân lực cho xã hội. Một số mô hình liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo được áp dụng và đạt hiệu quả cao như: Mô hình kỳ học thực hành tại DN, Kỳ thực tập tốt nghiệp tại DN, “Câu lạc bộ Cựu sinh viên - CEO”, “Câu lạc bộ khởi nghiệp”, mô hình đào tạo theo đơn đặt hàng của Tập đoàn An Phát và đã mở các lớp liên thông đại học ngành Quản trị kinh doanh và lớp cao học ngành Quản lý kinh tế và ngành Kế toán để nâng cao trình độ cho cho lãnh đạo cấp cao, cấp trung, cấp bộ phận và nhân viên của Tập đoàn v.v.; Nhiều cán bộ, giảng viên của Nhà trường được các cơ quan, doanh nghiệp mời tham gia các chương trình tập huấn kiến thức thức về khởi nghiệp - chuyển đổi số - lập kế hoạch kinh doanh v.v, các chương trình tọa đàm, đối thoại với vai trò là giảng viên, chuyên gia kinh tế, nhà khoa học cho các cơ quan, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, phụ nữ, cán bộ, đoàn viên thanh niên, v.v.
TS. Lê Nguyệt, Trưởng khoa Kinh tế - Quản trị tham gia chương trình Toạ đàm “Giải pháp khắc phục tác động sau đại dịch Covid -19 để các doanh nghiệp Hải Dương thích ứng linh hoạt, tăng trưởng bứt phá đến năm 2025 của Đài TH Hải Dương
TS. Lê Nguyệt, Trưởng khoa Kinh tế - Quản trị tham gia chương trình Toạ đàm “Phát triển kinh tế đêm - Cơ hội và thách thức” của Đài TH Hải Dương
TS. Lê Nguyệt, Trưởng khoa Kinh tế - Quản trị tham gia chương trình Đối thoại “Thương mại điện tử, cơ hội và thách thức” của Đài TH Hải Dương
Phối hợp với doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề tổ chức nhiều chương trình thực tế, thực tập sinh, tọa đàm, hội thảo chuyên đề, siminar, khoá tập huấn chuyên môn cho giảng viên, sinh viên, học viên tại Nhà trường và ngoài DN.
TS. Lê Nguyệt, Trưởng khoa Kinh tế - Quản trị, tập huấn “Kiến thức khởi nghiệp và chuyển đổi số” cho cán bộ đoàn viên, thanh niên Thành phố Chí Linh
TS. Lê Nguyệt, Trưởng khoa Kinh tế - Quản trị, tập huấn “Nâng cao kỹ năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phụ nữ khởi nghiệp tỉnh Hải Dương”
TS. Lê Nguyệt, Trưởng khoa Kinh tế - Quản trị, tập huấn “Nâng cao năng lực, kỹ năng khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên” huyện Nam Sách
ThS. Vũ Thị Thảo, Phó trưởng khoa Kinh tế - Quản trị tham gia tập huấn “Nâng cao năng lực quản lý, điều hành hợp tác xã”
Lớp thạc sĩ Quản lý kinh tế M4.QLKT1+2 đi thực tế tại Tập đoàn An Phát
Lớp thạc sĩ Quản lý kinh tế M6.QLKT1 đi thực tế và Hội thảo chuyên đề “Quản lý nhà nước về ngành gốm sứ - thực tiễn tại Công ty CP Sứ Hải Dương”
Lớp thạc sĩ Quản lý kinh tế M5.QLKT1 đi thực tế và Seminar chuyên đề “Quản lý nhà nước về ngành may xuất khẩu tại Công ty CP May II Hải Dương”
Đoàn giảng viên và sinh viên khóa 13 Khoa Kinh tế - Quản trị đi thực tế học phần cơ sở ngành và Seminar chủ đề “ Lý luận và thực tiễn quản trị sản xuất và nhân sự” tại Công ty TNHH Babeeni Việt Nam
Cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế - Quản trị và Khoa Kế toán - Tài chính tham dự Khoá đào tạo “Để trở thành chuyên gia về hiệp định UKVFTA và các FTA thế hệ mới”
Cán bộ, giảng viên và sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị tham dự Khoá đào tạo Ứng dụng AI trong Livestream nâng cao hiệu quả kinh doanh
Hội thảo chuyên đề nâng cao năng lực số cho sinh viên khối Kinh tế
Toà đàm định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh và Marketing Trao học bổng cho sinh viên vượt khó và tiêu biểu
Toà đàm nghề Sales, Ra mắt câu lạc bộ Khởi nghiệp, Trao học bổng IELTS
Bên cạnh đó, trong năm 2025, Nhà trường đã phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ triển khai 04 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, trong đó có 01 đề tài liên quan đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm OCOP. Sự tham gia của nhà trường vào nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2025- 2030, tầm nhìn 2035 sẽ giúp các chủ thể OCOP mở rộng thị trường và quy mô cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng tầm vị thế doanh nghiệp trong thời gian tới.
Để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành “một động lực quan trọng” như tinh thần Nghị quyết 68-NQ/TW, các trường đại học cần chủ động kiến tạo hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp từ ba trụ cột: Đào tạo - Nghiên cứu - Gắn kết thực tiễn. Với sự thích ứng nhanh và chủ động, Trường Đại học Hải Dương đã và đang góp phần kiến tạo Hệ sinh thái khởi nghiệp cho tỉnh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp từ ba trụ cột: Đào tạo - Nghiên cứu - Gắn kết thực tiễn. Đây chính là “kiềng ba chân” vững chắc, không chỉ giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển bền vững, mà còn khẳng định vai trò “trung tâm tri thức” của Nhà trường trong tiến trình phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng.
Bài, ảnh: Lê Nguyệt, Khoa Kinh tế - Quản trị