VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

        1. Chức năng

-Tham mưu, tư vấn về chiến lược phát triển đào tạo sau đại học (SĐH) của Trường.

- Tổ chức triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển nhanh chóng và bền vững các hoạt động đào tạo sau đại học của Trường.

- Quản lý các hoạt động đào tạo sau đại học của Trường theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) và các Quy định của Trường về lĩnh vực này đảm bảo chất lượng đào tạo, nhanh chóng hội nhập trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

        2. Nhiệm vụ

        2.1. Tham mưu, tư vấn về chiến lược phát triển đào tạo sau đại học của Trường

- Nghiên cứu nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong địa bàn Tỉnh và các tỉnh lân cận.

- Nghiên cứu tìm hiểu các mô hình đào tạo sau đại học của các trường đại học trong nước và trên thế giới, lựa chọn các mô hình tiên tiến và phù hợp để có thể áp dụng cũng như phát triển hợp tác, liên kết trong đào tạo sau đại học và nghiên cứu khoa học ở trình độ cao.

- Đổi mới mô hình và chương trình đào tạo sau đại học đồng bộ với các chương trình đào tạo khác của Trường để nhanh chóng được hội nhập trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

        2.2. Tổ chức triển khai

            Viện ĐT SĐH tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển nhanh chóng và bền vững các hoạt động đào tạo sau đại học của Trường, cụ thể là:

- Xây dựng và trình Hiệu trưởng phê duyệt phương án, kế hoạch phát triển đào tạo và bồi dưỡng SĐH cho các ngành đã được phép đào tạo.

- Soạn thảo và trình Hiệu trưởng ra quyết định ban hành các Quy định về đào tạo SĐH của Trường Đại học Hải Dương; Xây dựng các quy trình, quy phạm và hướng dẫn thực hiện Quy chế, Quy định về đào tạo SĐH.

- Phối hợp với các khoa/phòng xác định chuyên ngành, quy mô đào tạo, đối tượng tuyển sinh, các môn học chuyển đổi, bổ sung kiến thức, môn thi tuyển và xây dựng các chương trình đào tạo (CTĐT) trình cấp có thẩm quyền xét duyệt.

- Đề xuất các nhu cầu, điều kiện cần thiết cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu của học viên (HV) cao học để trình Ban Giám hiệu phê duyệt.

- Đề xuất với Ban Giám hiệu về phương án và kế hoạch sử dụng các nguồn kinh phí đào tạo SĐH.

- Đảm bảo thông tin về đào tạo và bồi dưỡng SĐH của Trường.

- Kết hợp với các khoa/phòng/trung tâm, tổ chức các buổi giới thiệu về khả năng đào tạo SĐH và hướng dẫn nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ của Trường kết hợp với khảo sát nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ SĐH tại các địa phương, sở, ban ngành, các khu công nghiệp…

 - Kết hợp với các khoa/phòng/trung tâm, và các đơn vị liên quan duy trì các liên hệ, liên kết với các cựu học viên củaTrường để có được các phản hồi, nguyện vọng, đóng góp ý kiến về đào tạo sau đại học của Trường: mô hình, chương trình, giảng viên, điều kiện học tập, các đáp ứng đối với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội…

          2.3. Quản lý các hoạt động đào tạo sau đại học của Trường

Viện thực hiện việc quản lý các hoạt động đào tạo sau đại học của Trường theo đúng Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Quy định của Trường về lĩnh vực này đảm bảo chất lượng đào tạo, cụ thể là:

-  Phối hợp với các bộ phận chức năng của Trường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Quy định của Trường về đào tạo SĐH.

- Chủ trì, tổ chức và quản lý công tác tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ; trình Hiệu trưởng ký duyệt danh sách trúng tuyển; làm thủ tục để Hiệu trưởng ra quyết định công nhận tập thể Cán bộ hướng dẫn (CBHD) và đề tài Luận văn thạc sĩ; làm các thủ tục báo cáo tình hình tuyển sinh và kết quả thi tuyển, xét tuyển với Bộ GD&ĐT.

- Phối hợp với khoa/phòng/trung tâm lập kế hoạch giảng dạy, thời khóa biểu (TKB); tổ chức giảng dạy, kiểm tra theo dõi tiến độ và chất lượng đào tạo các lớp Cao học.

- Chủ trì, phối kết hợp với các phòng chức năng liên quan tổ chức thi kết thúc học phần theo đúng kế hoạch, đúng quy định và đảm bảo đạt chất lượng.

- Thực hiện các công việc quản lý học tập các lớp cao học và bồi dưỡng SĐH: Tổ chức đăng ký nhập học, lập danh sách lớp, lập lịch thi học kỳ; quản lý điểm thi; quản lý hồ sơ học tập của HV; phối kết hợp để xét tư cách HV được nhận đề tài, được bảo vệ luận văn thạc sĩ (LVThS); trình Hiệu trưởng ra quyết định giao đề tài, mời phản biện, thành lập Hội đồng bảo vệ LVThS; lập hồ sơ Hội đồng bảo vệ LVThS; cấp bảng điểm tích lũy học kỳ, bảng điểm toàn khóa, chứng nhận hoàn thành khóa học; trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận tốt nghiệpthạc sĩ; lập hồ sơ cấp bằng thạc sĩ; tổ chức cấp phát và quản lý văn bằng thạc sĩ; trình Hiệu trưởng xem xét và quyết định các trường hợp bảo lưu kết quả học tập, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển khóa học đào tạo, ngừng học, cho thôi học, gia hạn thời gian học tập, tiếp tục học.

- Theo dõi, kiểm tra, xác nhận khối lượng giảng dạy, cùng Phòng Kế hoạch - Tài chính tính thù lao: giảng dạy cho giảng viên và cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ cũng như các cán bộ, giảng viên tham gia các hoạt động đào tạo sau đại học (ôn thi, giảng dạy chuyển đổi...).