Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 21/4 là Ngày Sách Việt Nam, và năm 2021 đổi thành Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Việc lựa chọn Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 gắn liền với thời điểm ra mắt cuốn sách “Đường Kách Mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa sâu sắc nhằm khuyến khích và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
Có nhiều nhiệm vụ mà các cơ quan, ban, bộ, ngành… cần quan tâm và triển khai tốt hơn nữa để nâng cao văn hóa đọc, tạo nên những nét đẹp văn hóa, thúc đẩy thói quen đọc sách, nuôi dưỡng tình yêu sách và qua đó nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về vai trò và tầm quan trọng của sách…
“Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...”
Vâng, hồn nhiên mà chín chắn, đơn giản mà chững chạc làm sao với Bài thơ Hạt gạo làng ta của tác giả Trần Đăng Khoa, ông viết năm 1969 khi nhà thơ còn là một cậu bé 11 tuổi, bài thơ có lẽ chẳng xa lạ gì với bao thế hệ người đọc.
Góc sân và khoảng trời, tập thơ quá đỗi thân quen với đọc giả của ông!
“Tôi tự coi đây là tập tuyển với những dấu ấn thực khó quên của tuổi thơ tôi, trong những năm tháng đánh giặc gian khổ và hào hùng. Làng tôi là một trạm nghỉ chân trên đường đi B của các trung đoàn đồng bằng Bắc bộ, trong suốt thời chống Mỹ sau khi huấn luyện ở núi rừng Yên Tử. Hàng ngàn chú bộ đội đã lần lượt rải chiếu ngủ trên nền đất nhà tôi, đã mắc võng nằm trong vườn cây nhà tôi. Các chú nghe thơ tôi, chép thơ tôi vào sổ tay và mang nó ra mặt trận. Sự tiếp xúc có phần ngẫu nhiên đó đã dậy tôi một cách nghiêm túc phải viết như thế nào….”
Một tuổi thơ trong những năm tháng gian khổ và hào hùng đó, với những quãng thời gian “đẹp” đó, đã góp phần cho ông viết lên những dòng cảm xúc rất thực, đáng trân trọng và có ý nghĩa nhân văn, giáo dục biết bao! Như góc sân và khoảng trời, tựa nơi bình yên chim hót, là biểu tượng hình ảnh như của riêng mà rất đỗi thân quen, là cái chung, cái đầu tiên tìm về trong ký ức luôn hằn in của mỗi đời người - một nếp nhà giản dị, ấm áp, nơi bình yên vẫn nhen nhóm, để đi lên mạnh mẽ từ những gian khổ, khi những xung đột hiển hiện sẽ bị vượt lên.
Quả thật, tuổi thơ luôn là quãng thời gian vô giá, sẽ là ăm ắp những dấu ấn, kỷ niệm khó quên, là quãng thời gian đong đầy những ký ức, dần hình thành nên tính cách, nhân cách của con người. Nơi, không một chiếc vé nào có thể thực sự mở lại một hành trình ngược để quay trở về.
Có câu nói, người hạnh phúc dùng tuổi thơ để chữa lành cuộc đời, người bất hạnh lại dùng cuộc đời để chữa lành tuổi thơ.
Tuổi thơ, cùng những trải nghiệm theo năm tháng, như một thuyết nhân quả, nếu với trang giấy trắng được tô điểm, chấm phá bởi những nét sáng trong của cuộc đời, trong một gam tổng thể của tông màu ấm áp cùng những họa tiết thiện lương, chắc chắn, nó sẽ dần được hoàn thiện, và lấp đầy cả khổ giấy bằng đôi mắt nhìn, bằng thân, bằng tâm tiếp cận, bằng ý, bằng khẩu cư xử, và bằng hành động đẹp, tử tế, thấu hiểu và bao dung…
Và quãng thời gian ấy, Sách đóng một vai trò quan trọng, một người bạn tâm thành, chân chính, đúng ý nghĩa như “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, bởi, “Đọc sách là cách học tốt nhất”.
Cá nhân tuổi thơ tôi, cũng được may mắn khi có ông ngoại là lãnh đạo đầu ngành Văn hóa của Tỉnh nhà, được tiếp xúc, truyền lửa và hun đúc một tinh thần “Sách hay cần bạn đọc”, ông luôn giới thiệu, gợi mở và cung cấp những đầu sách hay, sách quý mà những năm 1990 ấy còn khó khăn, khan hiếm để duy trì thói quen, sở thích và sau này là đam mê ấy trong tôi.
Hẳn không ít chúng ta ở đây đã từng phấn khích, hồi hộp và để rồi là cả sự ưu tư, tâm trạng, tự sự, chín chắn hơn với những ngày rong ruổi của chú dế mới lớn trong Dế mèn phiêu lưu ký, (tác giả Tô Hoài, Việt Nam), hay câu chuyện về sự nhân hậu và tình yêu với thế giới loài vật xung quanh của Bác sĩ Ai Bô Lít (tác giả Coócnây Trucốpxki, Nga), là câu chuyện đáng trân trọng về phẩm chất làm người, nhớ ơn nghĩa, luôn muốn làm người có ích của cậu bé Rémi và ông cụ Vitalis hiện thân ở kiệt tác Không gia đình, (tác giả Hector Malot, Pháp), cũng như những mẩu chuyện nhật ký của cậu học trò tiểu học 11 tuổi Enrico Bottini dưới nét văn phong giản dị nhưng đầy ý nghĩa giáo dục về tình nhân ái, yêu nước trong Những tấm lòng cao cả, (tác giả Edmondo De Amicis, Italy), hay cảm nhận với sự khẳng định rằng tình yêu thương có thể vượt qua mọi thứ để chiến thắng, lật đổ mọi bất công, định kiến trong xã hội loài người, được thể hiện qua Túp lều bác Tôm, (tác giả Harriet Elizabeth Beecher Stowe, Mỹ),…
Ở đây, dưới góc độ cá nhân, tôi chỉ muốn hoài niệm và gợi mở về một con đường đẹp, cần thiết, quan trọng và thực sự hữu ích, để góp phần thực hiện được những mục tiêu đề ra trong sự kiện khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024, như đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã phát biểu, để không chỉ là tôn vinh sách, những người viết sách, làm sách, mà còn tôn vinh bạn đọc, chấn hưng văn hóa đọc, với mong muốn ngành xuất bản góp sức vào xây dựng nền tri thức nhân dân, phát triển đội ngũ tri thức, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cần nâng cao tính tự giác trong việc đọc sách, coi việc đọc sách là phương pháp tự học, giúp chúng ta nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức làm người, từ đó có cách nhìn, tâm thế tích cực hơn trong cuộc sống.
Trước lời kết thúc, mạo muội xin phép được mời đọc giả cùng “quay về” thời tuổi thơ thanh khiết, trong trẻo mà đầy sắc màu, của mỗi ai đó cũng đã từng qua, bằng những dòng tâm trạng đẹp của tôi - một hành khách mãi đợi chuyến tàu…
Nuối
Tuổi thơ tôi, có nét buồn... ... ngẩn ngơ tay nhón cánh chuồn chuồn... bay! Ngày hè nắng đổ gắt gay Trốn trưa giấc ngủ gọi mày - tao chơi...
Tuổi thơ chấp chới giữa trời Con diều ngược gió rạng ngời mắt theo Đêm mơ chắc cũng ít nhiều... ... miệng cười khanh khách, những điều vẩn vơ...
Tuổi thơ vùng vẫy đôi bờ... ... sông quê ngụp lặn, nhẩn nhơ thả dòng Kéo co, nu nống, tầm vông Tù tì, đuổi bắt, nụ trồng hoa... Vui!
Tuổi thơ gom lá dựng chòi Đồ hàng buôn bán, khách ơi... trả tiền! Lò cò, rồng rắn xẹo xiên Chân trần bởi dép gắn liền ném lon
Tuổi thơ tôi những vuông tròn Ô ăn quan... bốc... hết, còn. Thua nha! Trốn tìm, này, nhớ thật thà... Ăn gian ti hí... thế là... cãi nhau
|
Tuổi thơ tôi... chuột chạy mau... ... mèo sau túm áo. Mo cau kéo về Nắm tay bịt mắt bắt dê Lưng trâu tiêu sáo triền đê, cuối ngày
Tuổi thơ bi bắn, nhảy dây Bốp! Ơ kìa súng! Giả, ngay bắn bùm Tầm vông tay có tay không Chành chi xoè cụp. Vợ, chồng ê ê...
Tuổi thơ... tôi chở khạo khờ Giữa dòng bề bộn... lệch xô, cuộc đời Kệ người lớn, chuyện xa xôi... Đám lau nhau vẫn ngút trời, mảnh riêng... |
Phạm Văn Quang
Khoa Công nghệ thông tin